Giám sát an toàn lao động
05-04-2021
Quản lý an toàn lao động phụ thuộc trước hết vào sự phối hợp hành động của mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động nhằm mục đích phòng chống tai nạn và bệnh tật… Việc ngăn ngừa mối hiểm họa tiềm tàng này chính là điều mà nhà quản lý phải cố gắng thực hiện. Không thể đến khi có sự thiệt hại về người hoặc vật chất rồi mới hành động.
Nhìn chung nguyên nhân quan trọng dẫn đến tai nạn lao động (TNLĐ) là do nhận thức của người lao động về công tác tư vấn an toàn vệ sinh lao động còn yếu kém. Mặt khác công tác An toàn còn thiếu sự quan tâm chăm sóc từ các công ty, doanh nghiệp trong việc giảm thiểu TNLĐ và cải thiện môi trường làm việc. Nhiều doanh nghiệp, dự án xây dựng chưa có mạng lưới quản lý an toàn. Một số dự án chủ công trình bán thầu, khoán trắng công tác ATLĐ cho các tổ đội vì thế việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người lao động tuân thủ các biện pháp ATLĐ bị bỏ ngỏ. Để khắc phục được những vấn đề trên cần đẩy mạnh công tác giám sát an toàn lao động.
Giám sát là một hoạt động được thực hiện một cách liên tục nhằm thu thập và phân tích các thông tin, từ đó giúp cho nhà quản lý, các doanh nghiệp biết chắc các hoạt động có được an toàn hay không? và kịp thời có các biện pháp can thiệp cần thiết để khắc phục những khó khăn, vướng mắc nếu có. Quá trình giám sát an toàn lao động còn giúp các tổ chức kịp thời hỗ trợ việc ra quyết định tạo nền tảng cho việc đánh giá và bài học kinh nghiệm cụ thể như sau:
1. Đối với khu vực toàn công ty
- Kiểm tra, đánh giá, đề ra biện pháp hạn chế rủi ro
- Thông báo, giải thích cho công nhân và giám sát về phương pháp làm việc an toàn để ra phương pháp thay thế
- Đề xuất tổ chức và tổ chức các lớp huấn luyện an toàn định kỳ và các cuộc họp an toàn hằng ngày
- Hoàn thành và lưu trữ các loại giấy tờ có liên quan
- Lập các quy trình thực hiện an toàn, cố vấn cho ban quản lý an toàn các phương pháp đảm bảo an toàn.
- Hướng dẫn lắp đặt và cung cấp các biển báo an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động.
- Chủ động ngăn ngừa các rủi ro và khắc phục nhanh chóng các sự cố một cách phù hợp với pháp luật bảo hộ lao động
2. Đối với nhà thầu của công ty.
- Kiểm tra nhân lực, thiết bị, máy móc, vật tư nhà thầu đưa vào công ty và công trường xây dựng. Các thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn.
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công. Kiểm tra phòng thí nghiệm cố định, thí nghiệm tại hiện trường.
- Kiểm tra và giám sát nhà thầu thi công đúng thiết kế, đảm bảo tiến độ và an toàn.
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị theo quy định.
Thông tin khác
- » Huấn luyện an toàn lao động nhóm 1 - Quản lý, chủ doanh nghiệp (25.08.2020)
- » Huấn luyện an toàn lao động nhóm 2 - Cán bộ chuyên trách an toàn (25.08.2020)
- » Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 - Công việc yêu cầu nghiêm ngặt. (01.09.2020)
- » Huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 (01.09.2020)
- » Huấn luyện an toàn lao động nhóm 6 - An Toàn, Vệ Sinh Viên (03.09.2020)
- » Huấn luyện an toàn lao động nhóm 5 - Cán Bộ Y Tế (03.09.2020)
- » Tư vấn giám sát an toàn vệ sinh lao động (05.04.2021)
- » Khóa Đào Tạo HSE Chuyên gia giám sát an toàn sức khỏe môi trường (31.03.2021)