197/10 Hoàng Văn Thụ, P. 8, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
English Vietnamese

Tư vấn giám sát an toàn vệ sinh lao động

05-04-2021
Mục đích công tác an toàn vệ sinh lao động
Thường xuyên cải thiện điều kiện làm việc, tạo nơi làm việc đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động (ATLĐ), vệ sinh lao động (VSLĐ), loại trừ được những yếu tố nguy hiểm, có hại; chỗ làm việc thuận lợi và đủ tiện nghi.
 
Tránh được tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN); đảm bảo an toàn thân thể cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra chết người, thương tật, tàn phế do tai nạn lao động.
 
Duy trì sức khoẻ không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.
Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động sau khi sản xuất. Người lao động phấn khởi, làm việc có năng suất, chất lượng.

Làm cho đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững.
 
 
 
Những năm vừa qua, cùng với những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động, lĩnh vực tư vấn giám sát an toàn lao động đã và đang có những chuyển biến tích cực cả về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cũng như việc thực hiện các quy định an toàn vệ sinh lao động của các đơn vị, cơ sở, cụ thể là:
 
Công tác an toàn vệ sinh lao động ngày càng được coi trọng hơn. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng nhà nước, mà đã được nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và doanh nghiệp coi trọng. Trước hết, nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động đã từng bước được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp coi công tác an toàn vệ sinh lao động như điều kiện để tồn tại, phát triển và sự sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc chấp hành các quy định pháp luật về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động, giảm thấp nhất tác hại của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình làm việc tới sức khỏe của người lao động nói riêng và cộng đồng nói chung đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện và thực hiện có hiệu quả.
Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ngày càng được củng cố, thể hiện qua sự hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt chú ý đến các giải pháp giải quyết những vần đề mới phát sinh hoặc những tiêu cực trong hoạt động của kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay như kéo dài thời gian lao động quá mức, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
 
Các hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức về ATVSLĐ nói chung, cải thiện môi trường lao động nói riêng được đẩy mạnh và ngày càng nâng cao chất lượng, trong đó còn mở rộng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, kinh tế trang trại, nông lâm và người lao động làm việc tại các cơ sở và các hội nghề nghiệp v.v. Nội dung huấn luyện đã từng bước được cụ thể và chuẩn hóa tới từng ngành nghề, công việc. Một số phương pháp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của Quốc tế đã được nghiên cứu ứng dụng và bổ sung phù hợp với điều kiện Việt Nam như phương pháp WISE (phương pháp cải thiện điều kiện làm việc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ), phương pháp WIND (phương pháp cải thiện điều kiện làm việc trong nông nghiệp kết hợp với tình làng, nghĩa xóm) v.v. Công tác huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động đã chú ý đến những công việc, những nghề có nguy cơ cao hoặc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lớn, trước hết là các ngành điện, hóa chất, khai thác mỏ, xây dựng, các hệ thống điều chế và nạp khí v.v.
 
Tuy nhiên, thực tế nước ta, nền kinh tế vẫn còn ở trình độ công nghiệp hoá thấp, việc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao để công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp phát triển thì không thể không chú ý đến công tác an toàn vệ sinh lao động - một nhân tố quan trọng, đòi hỏi giải quyết vấn đề kinh tế luôn đi đôi với giải quyết vấn đề xã hội, coi con người là vấn đề trọng tâm. Chính vì vậy, trong mọi thời điểm chúng ta không được lơ là công tác an toàn vệ sinh lao động, phải rất coi trọng, chú ý tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, cụ thể là:
 
1. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục trên quy mô lớn, bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật lao động trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, tạo ra sự chuyển biến ở các ngành, các cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp và người lao động với khẩu hiệu " An toàn vệ sinh lao động không chỉ là sự đảm bảo tính mạng, sức khoẻ người lao động mà còn là sự sống còn của doanh nghiệp, sự phồn vinh của quốc gia". Trên cơ sở đó, mỗi ngành, mỗi cấp xây dựng kế hoạch hành động cụ thể thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động.
 
2. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động. Trước hết, phải coi trọng việc hoàn thiện, bổ sung sửa đổi văn bản pháp quy phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập và phát triển, đồng thời đưa văn bản vào cuộc sống; kiện toàn bộ máy thanh tra an toàn vệ sinh lao động; tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực thi pháp luật, xử phạt nghiêm những sơ sở, cá nhân vi phạm pháp luật đồng thời khen thưởng kịp thời những nơi làm tốt, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động...
 
3. Đưa các quy định pháp luật lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động thành một trong những nội dung không thể thiếu được khi tiến hành xúc tiến thương mại. Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 
4. Tạo điều kiện môi trường thuận lợi để động viên các doanh nghiệp, trước hết vì lợi ích của mình, của người lao động xây dựng và thực hiện quy chế tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, cũng như của từng ngành hoặc của các tổ chức hiệp hội sản xuất kinh doanh hiện nay.
 
5. Tuân thủ và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, trước hết là với Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), với các tổ chức quốc tế, các viện, cơ quan của chính phủ các quốc gia về mọi mặt, trong đó coi trọng các dự án đào tạo cán bộ, hoàn chỉnh các quy định pháp luật, củng cố mở rộng mạng lưới tuyên truyền, mạng lưới thông tin quốc tế và quốc gia đến tận cơ sở và người lao động./.

Messenger Zalo