197/10 Hoàng Văn Thụ, P. 8, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
English Vietnamese

4 nguyên tắc nhằm tạo ra một nơi làm việc tốt hơn

20-09-2022
Hầu hết các công việc được thực hiện tại nơi làm việc mà ở đó người lao động lặp đi, lặp lại một công việc hàng trăm lần mỗi ngày. Vì vậy, chỉ một sự cải thiện nhỏ sẽ mang lại lợi ích gấp nhiều lần.
Vị trí và tư thế làm việc không hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm kém hơn và người lao động làm việc sẽ chóng bị mệt mỏi.
Mỗi nơi làm việc là một sự kết hợp thống nhất giữa người lao động và công việc. Việc tạo ra một nơi làm việc kết hợp được giữa người lao động và công việc làm sao để công việc thực hiện suôn sẻ và không bị gián đoạn là rất cần thiết.

Dưới đây là 4 nguyên tắc nhằm tạo ra một nơi làm việc tốt hơn.
Các cải thiện đơn giản, sẽ góp phần cải thiện điều kiện lao động, sức khoẻ người lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

a) Để vật liệu, dụng cụ, nút điều khiển ngay tầm với của công nhân để tiết kiệm thời gian và công sức

- Những vật cần phải cầm, nắm hoặc sử dụng nên đặt phía trước mặt cách nơi làm việc khoảng từ 15 - 45 cm;
- Vật liệu đặt trong hộp hoặc ngăn... nên đặt chúng trong tầm với dễ dàng và độ cao thích hợp. Nếu sử dụng nhiều loại vật liệu, nên đặt chúng trên bàn làm việc khác cạnh người lao động;
- Vật liệu, dụng cụ ít sử dụng (một vài lần trong một giờ) đặt ở vị trí người lao động cần phải vươn người ra phía trước hoặc sang bên để lấy, thậm chí ở phía ngoài khu vực làm việc.

b) Cải tiến tư thế làm việc để đạt hiệu quả cao hơn
Tư thế làm việc bất lợi không những tốn thời gian hơn mà còn nhanh chóng gây mệt mỏi.
Ví dụ: như thao tác nâng cánh tay lên làm cho cơ bắp ở vai nhanh bị mỏi. Thao tác uốn cong người về phía trước hay vặn người nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cột sống. Thời gian thực hiện các thao tác ấy nhiều lần sẽ rất dễ làm hỏng sản phẩm hoặc bị tai nạn.
Giải pháp dưới đây sẽ giúp tránh được những bất lợi khi làm việc:
- Thực hiện công việc ở tầm khuỷu tay và đủ chỗ trống cho để chân;
- Sử dụng bục để chân cho người lao động thấp và giá nâng vật dụng cho người lao động cao;

c) Sử dụng ê tô, khung cố định vật, đòn bẩy và các thiết bị khác để tiết kiệm thời gian và sức lực:
- ứng dụng lực đòn bẩy để di chuyển hay nâng vật liệu lên cao;
- Sử dụng dụng cụ gá lắp: bản kẹp, ê tô và những dụng cụ cố định khác để cố định vật chắc chắn trong suốt thời gian làm việc và có thể giải phóng được hai tay;
- Sử dụng dụng cụ treo cho các thao tác lặp lại cùng một vị trí;
- Sử dụng bàn quay cho những công việc cần nhiều thao tác.
d) Nguyên tắc dễ phân biệt để hạn chế sai sót
- Để mọi thứ (công tắc, nút điều khiển...) có thể nhìn thấy, sờ thấy hoặc điều khiển được trong tầm nhìn dễ dàng của người lao động;
- Bố trí và sử dụng thiết bị theo tiêu chuẩn: (vị trí lắp đặt, hướng thao tác, quy ước biển báo, màu sắc công tắc, nút điều khiển...) để hạn chế sai lầm;
- Ghi chú các nút điều khiển bằng tiếng Việt;
- Nút dừng khẩn cấp được đặt ở nơi dễ thấy.
Theo Cục Giám định dẫn nguồn: Trích dẫn-Tài liệu huấn luyện về ATVSLĐ cho cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động, 2013

Messenger Zalo