197/10 Hoàng Văn Thụ, P. 8, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
English Vietnamese

6 vấn đề an toàn trong xây dựng người lao động cần nên quan tâm

19-11-2022
Trong lĩnh vực xây dựng luôn có mọi rủi ro tai nạn nên bất cứ nhà thầu nào cũng phải đặc biệt chú ý đến an toàn lao động. Một công trình xây dựng ngoài chất lượng yếu tố an toàn lao động cũng được đặt lên hàng đầu. Để đạt được an toàn trong xây dựng ở mức cao người lao động phải đáp ứng vấn đề sau. 
 
1. Các phương tiện bảo vệ cá nhân ( PPE)
PPE (personal protective equipment) là trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động. Khi bước vào cổng công trường người lao động phải trang bị: giày bảo hộ, mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ, dây đai an toàn khi người lao động làm trên cao, và nhiều thiết bị khác tùy theo công việc của người lao động. Đây là những thiết bị bắt buộc phải trang bị khi vừa bước vào công trình nhằm đảm bảo an toàn cho chính người lao động. 
 
  • Mũ bảo hộ lao động (Đội mũ và cài quai chắc chắn)
  • Đồng phục công trường: (Không sờn rách, đai phản quang còn nguyên vẹn)
  • Găng tay bảo hộ 
  • Dây đai an toàn (khi làm công việc trên cao hơn 2m)
  • Mang thẻ công nhân trong suốt quá trình làm việc
  • Giày bảo hộ lao động: (Mang giày không được đạp gót và phải mang giày theo đúng kích cỡ của chân).

2. Hệ thống biển báo trên công trường
Ngoài việc trang bị đầy đủ các phương tiện cá nhân thì để đề phòng rủi ro tai nạn các bạn cần phải biết và hiểu rõ hệ thống biển báo trên công trường.
Màu đỏ: Các biển báo cấm.
Màu xanh: Các loại biển báo hướng dẫn thực hiện.
Màu vàng: Các loại biển báo cảnh báo nguy hiểm.
 
3. An toàn điện trên công trường
Trong công trường xây dựng chúng ta phải sử dụng điện cho công tác thi công và chiếu sáng vì vậy rủi ro tai nạn liên quan đến công tác điện, sử dụng điện rất nhiều. Để đề phòng các rủi ro các tai nạn về điện trên cần phải tuân thủ theo các quy định sau:
 
 
  • Với thiết bị điện cầm tay phải được kiểm tra đầu vào từ cổng công trường và chỉ được mang vào công trường sau khi được dán tem an toàn.
  • Tủ điện di động và hệ thống dây dẫn trên công trường phải sử dụng tủ điện di động đạt chuẩn theo quy định của công ty. Hệ thống dây dẫn điện phải được treo cao 2 mét để đẩm bảo an toàn.
  • Đối với tủ điện cố định thì chỉ có nhân viên kĩ thuật điện mới được phép thao tác với tủ điện.

4. An toàn làm việc trên cao
Khi công nhân làm việc trên độ cao hơn 2 m cách mặt đất hoặc mặt sàn thì đã được gọi là làm việc trên cao. Để phòng tránh và hạn chế các rủi ro tai nạn khi làm việc trên cao cần tuân thủ các quy định sau.
  • Công nhân phải được đo kiểm huyết áp trước khi làm việc.
  • Phải được huấn luyện an toàn.
  • Phải có giấy phép làm việc được cấp bởi giám sát an toàn hoặc sau khi kiểm tra trên công trường.
  • Phải sử dụng dây an toàn toàn thân và phải bốc dây an toàn vào vị trí chắc chắn trong quá tình làm việc.
 
5.  An toàn làm việc trên giàn giáo
Trong làm việc trên cao đa phần các bạn sẽ làm việc trên các giàn giáo và trên sàn thao tác. Các tai nạn liên quan đến giàn giáo như đổ sập giàn giáo, ngã cao. Vì vậy để đảm bảo an toàn cần lưu ý.
Tuân thủ quy định treo thẻ giàn giáo:
- Thẻ màu xanh : Được phép sử dụng giàn giáo
- Thẻ màu vàng: Giàn giáo đang được sửa chữa
- Thẻ màu đỏ: Cấm sử dụng giàn giáo.
Chỉ được phép sử dụng khi giàn giáo treo thẻ xanh.
Khi làm việc trên giàn giáo phải đeo dây đai an toàn toàn thân và phải móc dây vào vị trí chắc chắn.
 
6. An toàn công tác phòng cháy chữa cháy
Trên công trường công tác phòng cháy chữa cháy luôn được quan tâm chú trọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn khi thi công như chập điện, sử dụng máy hàn cắt kim loại bắn ra tia lửa. Vì vậy khi thực hiện các công tác phòng cháy chữa cháy cần đặc biệt lưu ý những quy định sau.
 
 
  • Công ty phải được đào tạo huấn luyện khi làm việc.
  • Phải có giấy phép làm việc được cấp bởi giám sát khi làm việc.
  • Trang bị đầy đủ các phương tiện cá nhân.
  • Phải trang bị bình chữa cháy tại khu vực thi công.
Hãy ghi nhớ những vấn đề cần lưu ý này để làm việc hiệu quả và an toàn hơn. 

Messenger Zalo