197/10 Hoàng Văn Thụ, P. 8, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
English Vietnamese

CÁC BƯỚC ĐỂ GIỮ AN TOÀN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

18-05-2021
Các loại vắc xin đã được tung ra, nhưng Covid-19 vẫn là một mối đe dọa. Khi các doanh nghiệp vượt qua những gì được hy vọng là giai đoạn cuối cùng của đại dịch, họ vẫn cần phải thận trọng. Có lẽ điều quan trọng hơn bao giờ hết là giảm thiểu sự phơi nhiễm của công nhân với Covid-19. Dưới đây là 5 bước cụ thể mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để giữ an toàn cho người lao động.
 
1. Yêu cầu tự giám sát và kiểm tra
Hầu hết các doanh nghiệp đã biết về các bước phổ biến để giảm thiểu phơi nhiễm. Người sử dụng lao động và nhân viên đều biết phải cách nhau hai mét và đeo khẩu trang, nhưng các biện pháp chống Covid-19 có thể đi xa hơn.
 
Một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu phơi nhiễm Covid-19 là không để người mang vi rút ra khỏi tòa nhà. Ở nhiều doanh nghiệp, người lao động được thực hiện kiểm tra nhiệt độ trước khi làm việc, nhưng cách này thường không chính xác và đắt tiền. Nhân viên tự giám sát có thể là một giải pháp thay thế tốt hơn. Người lao động phải báo cáo nhiệt độ và các triệu chứng gần đây của họ cho người sử dụng lao động trước khi làm việc.
 

Nhân viên y tế tiến hành lấy mẫu dịch họng của người dân để xét nghiệm Covid-19. Ảnh: vietnamnet.vn
 
Tất nhiên, các kỹ thuật tự giám sát không phải lúc nào cũng chính xác, vì người lao động có thể nói dối hoặc mắc lỗi. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp có thể yêu cầu thường xuyên lấy mẫu dịch xét nghiệm Covid-19. Nếu một nhân viên có kết quả dương tính, họ nên cách ly và đồng nghiệp của họ cũng nên đi xét nghiệm để xem họ có nhiễm vi rút hay không.
 
2. Bố trí ca làm việc nhỏ hơn
Các doanh nghiệp có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 đặc biệt rõ ràng do lượng công nhân lớn và đặc thù là không gian hạn chế. Người sử dụng lao động có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách bố trí các ca làm việc nhỏ hơn để giảm số lượng người trong tòa nhà cùng một lúc.
 
Ngay cả trong cùng một ca làm việc, các doanh nghiệp nên cho người lao động có vị trí gần nhau nghỉ giải lao để hạn chế sự tiếp xúc. Tuy nhiên, phòng nghỉ của nhân viên thường nhỏ để có thể tạo ra sự giãn cách xã hội cho nhiều người. Vì thế, bố trí nhóm nhỏ nghỉ giải lao luân phiên sẽ tốt hơn. 

Doanh nghiệp bố trí các ca làm việc nhỏ, so le để giảm số lượng người ở nơi làm việc cùng một lúc. Ảnh: N.Đ
 
3. Đánh giá rủi ro tại nơi làm việc
Mỗi nơi làm việc đều có những đặc điểm riêng biệt, có thể ít nhiều có lợi cho việc lây lan vi rút. Các doanh nghiệp phải phân tích và đánh giá các yếu tố cụ thể của từng địa điểm để cơ cấu lại quy trình làm việc của họ. Phân tích dữ liệu là một công cụ không thể thiếu trong vấn đề này.
 
Dữ liệu về cách không khí lưu thông khắp nơi làm việc sẽ cho thấy các khu vực có khả năng lây nhiễm cao nhất. Sau đó, người sử dụng lao động và người quản lý - có thể kết hợp cả công đoàn - sắp xếp lại cơ sở và điều chỉnh quy trình làm việc cho phù hợp.
 

Người sử dụng lao động sắp xếp lại cơ sở và điều chỉnh quy trình làm việc cho phù hợp. Ảnh: N.L
 
4. Sửa đổi chính sách nghỉ ốm
Ngay cả đã hết sức thận trọng, người lao động vẫn có thể bị nhiễm Covid-19. Khi điều đó xảy ra, các doanh nghiệp cần đảm bảo không để bất kỳ ai khác tiếp xúc với vi rút. Các chính sách nghỉ ốm truyền thống không đủ linh hoạt hoặc không đủ an toàn để đưa ra các biện pháp thích hợp.
 
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Vương quốc Anh khuyến cáo cách ly 14 ngày không chỉ đối với những công nhân mắc Covid-19 mà còn với những người đã tiếp xúc với người có thể đã mắc bệnh này. Do đó, các doanh nghiệp phải yêu cầu nhân viên cách ly nếu họ nghi ngờ mình đã bị phơi nhiễm.
 
Do đó, chính sách nghỉ ốm sẽ phải linh hoạt và đủ hấp dẫn để người lao động có thời gian thoải mái mà họ cần.
 

Các doanh nghiệp phải yêu cầu nhân viên cách ly nếu nghi ngờ nhiễm Covid-19. Ảnh: VOV
 
5. Chuyển sang công nghệ để được trợ giúp
Quy mô, tiếng ồn và tầm nhìn hạn chế của các cơ sở công nghiệp có thể khiến một số biện pháp, chẳng hạn như giãn cách xã hội khó duy trì. Các thiết bị công nghệ như IoT (Internet of Things) có thể giúp người lao động giữ an toàn trong những thách thức này. Ví dụ: Một số kho hàng của Công ty Amazon (Mỹ) đã triển khai cảm biến tiệm cận có thể đeo được để cảnh báo cho nhân viên khi họ ở cách người khác trong vòng hai mét.
 

Một nhân viên y tế đeo thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tại Martinez, California, Hoa Kỳ. (Ảnh: Bloomberg).
 
Các cảm biến tĩnh trong toàn bộ nhà kho hoặc nhà máy có thể giám sát các khu vực có lưu lượng người qua lại cao để phát hiện các vi phạm giãn cách xã hội. Nếu dữ liệu của họ cho thấy các vấn đề thường xuyên xảy ra ở một khu vực, doanh nghiệp có thể điều chỉnh khi cần thiết. Cảm biến chất lượng không khí IoT có thể giúp đảm bảo luồng không khí nhất quán, sạch sẽ trong tòa nhà, loại bỏ các hạt độc hại.
 
Khi dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát, nhiều cơ sở công nghiệp có thể coi nhẹ vấn đề an toàn để ưu tiên tăng năng suất. Bị thôi thúc bởi “cám dỗ” như vậy, người sử dụng lao động phải tỉnh táo, đảm bảo duy trì một môi trường làm việc an toàn bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe có thể mau chóng quay trở lại. Sức khỏe và sự an toàn của nhân viên phải là yếu tố quan trọng nhất.
 
Áp dụng triệt để 5 biện pháp trên có thể giúp bảo đảm an toàn cho người lao động bất kỳ nơi làm việc công nghiệp nào. Với việc lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận, nơi làm việc có thể duy trì năng suất trong khi vẫn an toàn với Covid-19
 
(Nguồn: Devin Partida, ngày 25/2/2021)
Nguồn: https://cuocsongantoan.vn/5-buoc-de-giu-an-toan-cho-nguoi-lao-dong-trong-dai-dich-covid-19-68539.html

Messenger Zalo