197/10 Hoàng Văn Thụ, P. 8, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
English Vietnamese

Các cách giữ an toàn cho người lao động

30-11-2022
Mục tiêu cuối cùng của các sáng kiến về sức khỏe và an toàn là kết hợp an toàn vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động tại Hoa Kỳ dành hơn 1 tỉ đô la mỗi tuần cho việc bồi thường các trường hợp thương tích không gây tử vong. Trong nỗ lực nhằm giảm thiểu các con số kể trên, người sử dụng lao động đồng thời chi thêm 1,11 tỉ đô la cho hoạt động đào tạo an toàn cho từng người lao động tại nơi làm việc. Mặc dù phải chịu những chi phí cao như trên, nhưng các nỗ lực vẫn chưa đủ để giảm bớt thương tích cho người lao động.
 
Giữ an toàn cho người lao động yêu cầu phương pháp tiếp cận chủ động, không chỉ phòng ngừa thương tích mà còn đào tạo lại người lao động về ecgonomi phù hợp. Ngoài ra, việc giảm thiểu chi phí cao đối với sự cố về an toàn tại nơi làm việc yêu cầu ứng phó tức thời về chăm sóc chấn thương, tránh sử dụng dịch vụ cấp cứu chi phí cao, nếu được.
 
Khi bạn tìm cách phát triển các quy trình công việc và quá trình cải thiện an toàn cho người lao động tại đơn vị, bạn có thể đặt câu hỏi liệu sáng kiến an toàn nào có thể thực hiện lúc này sẽ mang lại đủ lợi tức đầu tư (ROI) để đảm bảo chi phí cho chương trình trong tương lai.
 
May mắn là có một số phương pháp tiếp cận chủ động để giữ an toàn cho người lao động, hay chính người lao động tự chi trả cho mình. Một số sáng kiến về duy trì sự nghiêm ngặt của văn hóa an toàn theo cách thức mới, trong khi số khác sử dụng công nghệ hiện đại để đưa ra lựa chọn tức thời cần thiết khi sự cố an toàn tại nơi làm việc nảy sinh.
 
 
1. Bình thường hóa Đánh giá rủi ro
Quản lý rủi ro là nền tảng cho bất kỳ chương trình phòng chống chấn thương thành công nào tại nơi làm việc. Rủi ro về con người tại nơi làm việc rất đa dạng và thay đổi hàng ngày. Do tính chất đa dạng này mà các chương trình kể trên yêu cầu mức duy trì liên tục nhằm bảo đảm hiệu quả.
 
Đó là lập luận thuyết phục cho lý do tại sao đánh giá rủi ro cần tiến hành thường xuyên hơn. Khó khăn đối với việc có nhiều hoạt động đánh giá an toàn thường xuyên hơn chính là thời gian. Thường thì các đánh giá này được hạn chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo tiêu chuẩn hàng quý. Vượt xa khỏi các đánh giá rủi ro hàng năm, vốn là tiêu chuẩn tối thiểu, đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ bởi các tham số an toàn của con người thay đổi mà còn bởi môi trường pháp lý thay đổi.
 
Chúng tôi khuyến nghị tiến hành các đánh giá rủi ro hàng tháng để giúp tổ chức của bạn thực hiện những thay đổi trong công việc nhằm cải thiện an toàn cho người lao động. Hoạt động này có thể bao gồm từ cửa ra vào chống cháy cho đến việc thường xuyên quan sát cách thức người lao động nâng nhấc vật nặng, quần áo bảo hộ được trang bị và những nhiệm vụ công việc lặp đi lặp lại mà người lao động thực hiện.
 
2. Đưa An toàn vào phần Mô tả công việc
Từng vị trí cần có tiêu chuẩn an toàn đưa vào phần mô tả công việc. Làm vậy sẽ giúp xây dựng văn hóa an toàn cho phép bàn luận mở về rủi ro – và cách giảm thiểu rủi ro. Tạo lập các khuyến nghị yêu cầu sự phân tích sâu về an toàn công việc, hòa nhập tốt hơn sức khỏe nghề nghiệp và các nguyên tắc an toàn vào mọi vị trí tại công ty của bạn.
 
Theo một nghĩa nào đó, bạn đang tạo ra một bộ quy tắc riêng cho tất cả các vai trò trong công ty của mình nhằm tăng cường an toàn cho người lao động. Quá trình này đem lại giá trị theo 3 cách sau:
  • Bạn giảm thiểu toàn bộ rủi ro chấn thương nghiệm trọng tại công ty bằng cách làm cho an toàn trở thành yêu cầu công việc.
  • Bạn chủ động đào tạo lại người lao động tránh các nhiệm vụ lặp đi lặp lại gây hại cho cơ thể họ.
  • Bạn thu hút các ứng viên bằng cách cho họ thấy công ty rất nỗ lực bảo vệ người lao của mình.
Quan sát người lao động ở tất cả các vai trò và tại các phòng ban khác nhau nhằm xác định rủi ro thương tích tiềm ẩn, sau đó làm việc với các quản lý, bộ phận vận hành và kỹ thuật nhằm xây dựng giải pháp giảm thiểu các rủi ro. Cuối cùng, mục tiêu chính là bảo vệ nơi làm việc khỏi các sự cố về an toàn.
 
3. Xây dựng Văn hóa an toàn
Văn hóa an toàn không đơn thuần chỉ là một thuật ngữ thông dụng trong giới quản lý rủi ro. Niềm tin chính là các thực hành an toàn tốt hơn có thể và cần được lan tỏa trong doanh nghiệp. Điều này yêu cầu:
-  Sứ mệnh sẻ chia vượt ra khỏi khuôn khổ lợi nhuận. Các mục tiêu của công ty cần được tập trung vào việc đạt được sứ mệnh này trong khi vẫn giữ cho người lao động được an toàn.
- Mua bù từ các bên liên quan trong tổ chức ở mọi cấp độ. Lần cuối CEO của công ty bạn đến thăm nơi làm việc để quan sát các thực hành an toàn dành cho người lao động là khi nào?
- Học tập được liên tục củng cố ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ người lao động, từ trao đổi bàn bạc về an toàn với ứng viên tới việc thực thi bởi nhà quản lý cấp cao.
- Trách nhiệm giải trình về an toàn tại nơi làm việc ở mọi cấp độ. Điều này phải đi đôi với ứng phó mạnh mẽ và kịp thời đối với các tình huống xảy ra sự cố, cho người lao động thấy bạn thực sự hỗ trợ họ từ phía sau.
 
Văn hóa an toàn là cuộc thi chạy marathon hướng tới cách nghĩ mới để xác định lại các giá trị của công ty bạn. Điều này yêu cầu sự vận động liên tục từ ban lãnh đạo. Đối với các công ty có văn hóa an toàn mạnh mẽ, đó chính là mục tiêu phía sau mọi việc họ làm.
 
4. Cung cấp Phương tiện bảo vệ cá nhân và đưa vào sử dụng
Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) và đào tạo người lao động là hai công cụ mạnh mẽ mà bạn có để giúp người lao động an toàn khi làm việc. Ví dụ, nhiều trường hợp chấn thương đầu tại chỗ có thể được phòng ngừa bằng cách trang bị thiết bị che đầu. Tương tự như vậy, đeo thiết bị bảo vệ tai có thể giúp người lao động giữ được thính giác ngay cả khi đã có tuổi.
 
Dĩ nhiên, việc bảo đảm người lao động tuân thủ đúng các quy tắc về PTBVCN là việc làm đầy thách thức. Nếu bạn nhìn thấy người lao động không sử dụng PTBVCN, hãy đề nghị họ giải thích lý do. Thường thì người lao động được trang bị các phương tiện an toàn lạc hậu và không thoải mái.
 
Xem xét tìm hiểu phản hồi của người lao động khi nghiên cứu PTBVCN mới. Cho phép người lao động dùng thử các phương tiện đã cải tiến mà bạn đang cân nhắc. Điều này sẽ thu hút người lao động tham gia thảo luận thường xuyên về các mối quan tâm liên quan đến an toàn tại nơi làm việc, như  tuân thủ trang bị  PTBVCN, nhưng đồng thời cũng cho họ cơ hội thoải mái hơn một chút với phương tiện mà họ được trang bị. Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn có thể đưa ra được hai hoặc ba mẫu trang bị bảo hộ phù hợp với sở thích cá nhân. Bằng cách cho phép người lao động thể hiện bản thân, bạn đang cho thấy bạn coi trọng tính cách và sở thích cũng như sự an toàn của họ.
 
5. Huấn luyện người lao động về Ecgonomi
Các chấn thương liên quan đến ecgonomi (công thái học) hoặc các chấn thương ảnh hưởng đến hệ cơ xương con người là các hình thức chấn thương phổ biến nhất khi đang làm việc ngày nay. Thương tích do cử động lặp đi lặp lại cũng như căng dây chằng, cơ, gân đều có thể phòng ngừa được– nhưng chỉ khi bạn xây dựng một kế hoạch làm việc ecgonomi cho doanh nghiệp của mình.
 
Chương trình về ecgonomi tìm kiếm phương thức giảm bớt căng thẳng trên cơ thể bằng cách xác định các hành vi và quá trình có thể được thay đổi để bảo vệ lực lượng lao động khỏi các thương tích phổ biến tại nơi làm việc. Ecgonomi kỹ thuật tại nơi làm việc yêu cầu 03 lưu ý chủ yếu nhằm hỗ trợ phòng ngừa thương tích về cơ xương khớp:
 
  • Đánh giá trạm làm việc để thay đổi cách bố trí nhằm cải thiện sự thoải mái và an toàn cho các đội nhóm làm việc.
  • Chính sách hành chính giảm bớt căng thẳng như hạn chế số giờ làm thêm hoặc tăng thời gian nghỉ giữa giờ.
  • Cơ hội tuyên truyền sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo đảm di chuyển  an toàn hơn như găng tay tăng cường độ bám và giày chống trượt.
Các tư thế khó, nâng nhấc không chính xác, rung chuyển toàn bộ cơ thể và các nhiệm vụ lặp đi lặp lại chỉ có thể giảm bớt bằng cách đào tạo lại lực lượng lao động tuân theo tư thế chính xác cũng như các biện pháp kiểm soát ecgonomi tại nơi làm việc.
 
 
Thương tích do rối loạn cơ xương khớp không chỉ có thể phòng ngừa được, với mức độ chú ý nhất định về cách thức chúng ta nâng hoặc thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, mà còn không cần phải đến phòng cấp cứu khi mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, đó thường là những gì xảy ra khi người lao động đau cơ lưng, hoạt động quá sức, co kéo cơ hoặc chấn thương do các chuyển động lặp đi lặp lại xảy ra bắt nguồn từ các hoạt động tại nơi làm việc.
 
6. Xây dựng Quy trình đánh giá thương tích tại chỗ
Nhờ những cải tiến trong việc triển khai thực hiện hội nghị trực tuyến và y tế từ xa, người sử dụng lao động giờ đây có thể đưa ra phương pháp xét nghiệm lâm sàng ngay lập tức trong trường hợp lực lực lao động gặp chấn thương thay vì gửi người bị thương đến trung tâm chăm sóc khẩn cấp hoặc ER. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho người sử dụng lao động và triển khai hỗ trợ chăm sóc người lao động chỉ trong vòng vài phút thay vì hàng tiếng đồng hồ.
 
Y tế từ xa mang bác sĩ đến với bệnh nhân trên thiết bị kỹ thuật số. Sử dụng máy ảnh tích hợp của thiết bị, bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá chấn thương nhanh chóng và xác định xem có cần thăm khám y tế trực tiếp hay không. Ngoài chấn thương, y tế từ xa có thể được sử dụng bởi các nhóm lâm sàng được đào tạo chỉnh hình nhằm cung cấp các đánh giá ecgonomi ảo để xem xét và đưa ra khuyến nghị về trạm làm việc dành cho người lao động.
 
Người lao động có thể quay lại làm việc nhanh hơn sau chấn thương bằng cách làm việc cùng bác sĩ vật lý trị liệu thông qua ứng dụng y tế từ xa. Các buổi vật lý trị liệu này thậm trí có thể diễn ra ngay tại một địa điểm phù hợp tại nơi làm việc, từ đó không phải đi và đến phòng khám để kiểm tra lại chỉnh hình đơn giản và quyết định quay trở lại làm việc.
 
Mục tiêu cuối cùng của việc giữ an toàn cho người lao động
Mục tiêu cuối cùng của các sáng kiến sức khỏe và an toàn do người sử dụng lao động lãnh đạo là kết hợp công tác an toàn vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
 
Giảm thiểu xảy ra chấn thương chắc chắn sẽ làm giảm chi phí dành cho chấn thương và yêu cầu đòi bồi thường của người lao động mà công ty phải thanh toán, tiền sẽ được sử dụng để đầu tư để tạo lập môi trường làm việc năng suất và an toàn cho người lao động. Trách nhiệm chủ yếu, sau đó sẽ dành cho các nhà ra quyết định để thay đổi tư duy của họ và thực hiện 7 bước chi phí thấp nhưng đem lại tác động cao này. Càng sớm thực hiện thì kết quả càng tốt cho lợi tức đầu tư (ROI) của cả người lao động và người sử dụng lao động.
 
Biên dịch: Bích Hà
(Nguồn: ehstoday.com)

Messenger Zalo