197/10 Hoàng Văn Thụ, P. 8, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
English Vietnamese

GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG XƯỞNG CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN - PHẦN 3

14-12-2020
Cách di chuyển đồ vật
Việc mang, vác, di chuyển đồ vật trông có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, nếu không chú ý một cách đầy đủ, sẽ có thể dẫn đến tai nạn lao động như gây đau thắt lưng, chấn thương do đồ vật rơi đè xuống, nên hãy học phương pháp di chuyển đồ vật đúng.
 
1. Khi nhấc vật nặng lên: Hạ trọng tâm xuống, đặt trọng tâm cơ thể vào chân, lại gần vật, thẳng lưng, duỗi thẳng chân ra nhấc vật lên.
 

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

2. Ôm, di chuyển vật: Chia đồ vật cần mang thành kích thước nhỏ, di chuyển sao cho có thể nhìn rõ hoàn cảnh phía trước.
 

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
3. Vác di chuyển vật: Do khó nhìn phía trước, cơ thể không tự do cong xuống được, nên xác nhận trước xem có chướng ngại vật trên đường di chuyển hay trên đỉnh đầu hay không.
 
4. Di chuyển đồ vật dài: Vác sao cho đầu phía trước vật cao hơn tầm mắt 1 chút, chú ý không va đụng khi cua trái, phải, quay đầu.
 
5. Cùng người khác di chuyển độ vật: Những người cùng tham gia không quá khác nhau về thể lực hay chiều  cao. Quyết định sẵn 1 người chỉ huy, mọi người làm việc theo chỉ thị, tiếng nhắc nhở của người chỉ huy.
 

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
 
Hãy sử dụng công cụ cầm tay an toàn
Những dụng cụ như búa, cờ lê, tua vít gọi là công cụ cầm tay. Do không có huấn luyện đặc biệt để sử dụng công cụ cầm tay, nên dễ dẫn đến tình trạng không có ý thức về phương pháp sử dụng. Tuy nhiên, thực tế thì có nhiều tai nạn lao động từ nhẹ đến rất nặng xảy ra khi thao tác với công cụ cầm tay. Hãy ghi nhớ cách sử dụng chính xác của công cụ cầm tay.
 

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
2. Không sử dụng công cụ ngoài mục đích quy định. (Ví dụ, không dùng cờ lê thay búa)
3. Trước khi sử dụng công cụ cầm tay, dọn dẹp những đồ không cần thiết xung quanh nơi thao tác.
4. Ghi nhớ cách sử dụng đúng. (Ví dụ, không đeo găng tay khi dùng búa, sử dụng kính bảo hộ khi sử dụng cái chạm,…)

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
5. Sau khi sử dụng công cụ cầm tay, xác nhận chủng loại, số lượng, lau sạch dầu, xác nhận công cụ bình thường, đặt để công cụ về đúng vị trí quy định.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
 
Huấn luyện an toàn lao động
Việc duy trì liên tục tập trung huấn luyện suốt quá trình làm việc là việc khó. Ai cũng có lúc thả lỏng, nhìn nhầm, nghe nhầm. Vì những việc đó có thể sẽ dẫn đến tai nạn lao động nghiêm trọng, nên việc “Huấn luyện an toàn lao động” để giảm thiểu đến mức tối đa số lỗi ra đời.
 
“Huấn luyện an toàn lao động” là huấn luyện về cơ bản được tổ chức theo nhóm 5, 6 người cùng tìm hiểu yếu tố nhận diện nguy hiểm, đánh giá rủi ro có thể xảy ra, cùng thảo luận, suy nghĩ, cùng nhau chú ý khi làm việc.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
 

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
Dự đoán nguy hiểm trước khi thao tác
Tại buổi họp buổi sáng hay trước khi bắt đầu thao tác, tập trung theo nhóm tại hiện trường, thực hiện KY (dự báo nguy hiểm) 3~5 phút rồi mới bắt đầu thao tác.
 
Khi tai nạn xảy ra
Tại nơi làm việc, nếu vạn nhất tai nạn đã xảy ra, hành động như thế nào thì tốt.
Khi đó, nếu không xử lý thích hợp, có thể làm sự việc càng xấu hơn.
– Muốn cứu người ngã, ngất trong hố, tự mình vào trong hố, trúng độc.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
– Muốn giúp người bị điện giật, chạm vào, bị điện giật.
– Bị kim, gai đâm vào ngón tay, để nguyên, nogns tay bị sưng phồng.
 
Hãy ghi nhớ quy tắc xử lý
Trường hợp bản thân bị chấn thương, tạo ra rắc rối, tai nạn, hãy xử lý một cách bình tĩnh như dưới đây.
1. Hít vào thở ra, làm mình bình tĩnh trở lại.
2. Nhanh chóng báo cáo đúng sự thật đến sempai, cấp trên, tuân theo chỉ thị.
3. Dù vết thương, tai nạn nhỏ đến đâu, cũng báo cáo, không che giấu.
4. Với trường hợp máy hỏng, rắc rối, tai nạn máy móc, dừng máy, đi gọi người quản lý, chờ đến khi người quản lý đến nơi.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
 
Hoàng Minh
Theo Nomudas Group
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Messenger Zalo