GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG XƯỞNG CỦA NHẬT BẢN - PHẦN 4
14-12-2020
Mặc trang phục phù hợp
Trang phục khi thao tác thì, việc suy nghĩ ưu tiên số 1 cho việc dễ dàng làm việc, an toàn, hơn việc chọn trang phục đẹp, là điều quan trọng.
Quần, áo rộng có thể sẽ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng như bị kéo vào, quấn vào máy móc.
Vào lúc gặp mặt trước khi thao tác, hãy đứng đối diện nhau, giúp nhau kiểm tra từ đầu tới chân xem trang phục có thích hợp để làm việc an toàn không.
Kiểm tra trang phục trước khi thao tác
1. Mặc đồ vừa vặn với cơ thể chưa
2. Cài chặt cúc áo, quần chưa
3. Có bị tuột chỉ, vết rách trên trang phục không
4. Có giặt, làm sạch vết dầu, vết bẩn hay chưa
5. Có mặc trang phục quy định hay không (dù có nóng đi nữa)
6. Trong túi có dao, tua vít hay đồ dễ gây chay hay không
7. Có đi đúng giầy chỉ định hay không (đi giầy bảo hộ, giầy tĩnh điện, giầy dùng cho thao tác trên cao,…phù hợp với thao tác)
8. Tóc đã bị mũ lao động,…che chưa
Mệt mỏi và nghỉ ngơi
1. Mệt mỏi như thế nào
Hãy nỗ lực giải tỏa mệt mỏi trong ngày.
Khi mệt, không phải cứ nghỉ ngơi là có thể hồi phục từ sự mệt mỏi đó. Vì sự mệt mỏi do làm việc sử dụng cơ thể và sự mệt mỏi do ngồi thời gian dài, làm việc bằng trí óc, thần kinh, có bản chất khác nhau.
2. Hãy nghỉ ngơi phù hợp với loại mệt mỏi
Hãy nghỉ ngơi phù hợp với loại mệt mỏi sau khi về nhà, trong ngày nghỉ.
Với mệt mỏi do làm việc sử dụng cơ thể, cùng với việc để cho cơ thể nghỉ ngơi, hãy nghe nhạc, đọc sách,…một cách thoải mái.
Với mệt mỏi do làm việc sử dụng trí óc, hãy thả lỏng, đi bộ,…vận động cơ thể thích hợp sẽ giúp hồi phục từ sự mệt mỏi.
Mặt khác, việc thay đổi cảm xúc cũng là việc quan trọng. Nói chuyện với bạn bè, gia đình, cảm nhận tự nhiên, thoải mái với sở thích, những việc này hữu hiệu trong việc hồi phục từ sự mệt mỏi.
Sức khỏe tâm thần
Gần đây, có nhiều người cảm thấy căng thẳng, bất an, lo lắng rất nhiều về công việc, sinh hoạt tại nơi làm việc. Chế độ đảm bảo sức khỏe tâm lý, tinh thần gọi là “Chế độ đảm bảo sức khỏe tâm thần”.
Trong “chế độ đảm bảo sức khỏe tâm thần” do công ty tổ chức, người quản lý (cấp trên), nhân viên y tế lao động (bác sĩ lao động, nhân viên y tế), chuyên gia ngoài công ty, mỗi người đảm nhiệm trách nhiệm riêng. Hiện đang cần thiết việc “tự chăm sóc” – tự bảo vệ sức khỏe tâm thần của chính mình. Công ty có trách nhiệm thực thi việc kiểm tra stress cho nhân viên. Các bạn hãy tham gia kiểm tra.
Stress và tự chăm sóc
“Tự chăm sóc” bắt đầu từ việc tự chú ý đến stress của bản thân. Nếu stress mạnh, sẽ biểu hiện bằng sự thay đổi tâm lý như cảm thấy nổi nóng, bất an, không ngủ được, sự thay đổi về cơ theer như không muốn ăn, sự thay đổi về hành động như năng suất làm việc giảm xuống. Nếu chú ý đến sự thay đổi đó, hãy thử thực hiện những phương pháp khiến mình cảm thấy thoải mái, vui vẻ.
Mặt khác, hằng ngày, sinh hoạt đúng quy tắc, giao lưu với những người thân thiết, có những sở thích ngoài công việc, hãy tự làm những điều để không cho stress dồn lại.
Tạo ra sức khỏe bằng cách ăn uống
Béo phì do ăn uống không điều độ, hay những bệnh do thói quen sinh hoạt như bệnh tim mạch do sinh hoạt, tiểu đường,…hiện đang trở thành vấn đề nóng. Việc ăn uống giúp đảm bảo sức khỏe, là việc quan trọng giúp có thể làm việc tốt. Hãy tự xem lại thói quen sinh hoạt xem có vấn đề gì không, ví dụ bỏ ăn sáng, luôn ăn ngoài, chỉ ăn vài loại thực phẩm.
Dự phòng bệnh do thói quen sinh hoạt bằng cách ăn uống
1. Hãy ăn uống cân bằng dinh dưỡng, như chất sơ, chất mỡ, vitamin, chất khoáng,…
2. Trường hợp thường xuyên ăn ngoài, hãy lựa chọn những set xuất ăn có cả món chính là cá, thịt, và món phụ là rau, củ.
3. Hãy điều chỉnh lượng năng lượng từ bữa ăn phù hợp với cường độ công việc.
Lượng năng lượng cần thiết cho mỗi kg trọng lượng cơ thể
Việc nhẹ (chủ yếu việc bàn giấy): 25~30kcal
Việc bình thường (việc phải đứng thao tác nhiều): 30~35kcal
Việc hơi nặng (hầu hết là thao tác khi đứng, đi bộ): 35~40kcal
Việc nặng (di chuyển đồ vật, nông nghiệp,…): 40kcal
*Để chắc chắn luôn luôn ăn sáng được, hãy dậy sớm.
(Hết)
Hoàng Minh
Theo Nomudas Group
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
Thông tin khác
- » [THÔNG BÁO] - Tuyển sinh an toàn lao động, vệ sinh lao động tháng 11/2020 (11.11.2020)
- » GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG XƯỞNG CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN - PHẦN 3 (14.12.2020)
- » GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG XƯỞNG CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN - PHẦN 2 (12.12.2020)
- » GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG XƯỞNG CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN - PHẦN 1 (11.12.2020)
- » An toàn lao động trong xây dựng nhìn lại và định hướng trong 2021 (09.12.2020)
- » Quy định mới về hợp đồng lao động áp dụng từ 1/1/2021 người lao động cần biết (09.12.2020)
- » Trao giải trong cuộc thi Người huấn luyện ATVSLĐ giỏi toàn quốc năm 2020 (01.12.2020)
- » Người lao động được quyền từ chối làm việc trong các trường hợp từ ngày 1-1-2021 như thế nào (08.12.2020)