197/10 Hoàng Văn Thụ, P. 8, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
English Vietnamese

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, cơ sở

29-11-2022
An toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, cơ sở
Một cở sở, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác an toàn, vệ sinh lao động cho thấy doanh nghiệp biết quan tâm tới sức khỏe của người lao động. Từ đó duy trì bền vững hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong đó công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là bắt buộc đối với một số ngành nghề mang tính chất đặc thù làm việc với hóa chất, điện, bức xạ, LPG, làm việc trên cao  … Tuy nhiên, để thực hiện tốt an toàn trong quá trình làm việc thì không phải là việc dễ. Để các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện nhất về huấn luyện ATVSLĐ, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
 
1. Tính chất pháp lý trong công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1.1. Quy định về luật an toàn vệ sinh lao động 2015
Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015 với các nội dung quan trọng như: việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan.
1.2. Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định huấn luyện an toàn
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm tra kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và Quan trắc môi trường lao động.
1.3. Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung về đầu tư và thủ tục của Bộ LĐTBXH
Nghị định 140/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ LĐTB-XH
1.4. Quy định thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH huấn luyện an toàn lao động
Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
1.5. Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
 
2. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì? Mục đích của việc huấn luyện
Huấn luyện ATVSLĐ là thực hiện các công tác giảng dạy và đào tạo cho người tham gia lao động nhằm nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc, giúp đảm bảo sự an toàn cho người lao động khi làm việc ở bất kỳ môi trường nào và đảm bảo tài sản của cơ sở, doanh nghiệp.
Người tham gia huấn luyện ATVSLĐ sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc để có thể đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động.
 
 
 
Mục đích của huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
Thực hiện tốt việc an toàn lao động sẽ bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, giảm thiểu tối đa các trường hợp tai nạn lao động.
Bên cạnh đó, thực hiện an toàn lao động giúp người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.
Không những vậy còn bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.
Doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giảm thiếu chi phí do TNLĐ,. BNN gây ra cho người lao động.
 
 

3. Tại sao phải huấn luyện an toàn
Chấp hành theo quy định của pháp luật: Chính phủ ban hành các quy định về huấn luyện ATVSLĐ, điều này giúp người sử dụng lao động, người lao động nắm được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Việc trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về thực hiện an toàn lao động sẽ giúp người lao động có thể làm việc an toàn hơn, biết được mối nguy hại đối với sức khỏe bệnh nghề nghiệp.
Thực hiện tốt các yêu cầu trong việc an toàn lao động sẽ giúp mang lại có hiệu quả thiết thực và lâu dài cho hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các chi phí do sự cố máy móc và con người gây ra.
4. Đối tượng phải huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Theo Nghị Định 44/2016/NĐ-CP quy định đối tượng phải tham gia huấn luyện ATVSLĐ bao gồm:
Nhóm 1
Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu.
 
Nhóm 2
Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
 
Nhóm 3 
Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành tại Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.
 
Nhóm 4
Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
 
Nhóm 5 
Theo Điều 73 của Luật An toàn vệ sinh lao động, cho nhân viên y tế (người công tác ý tế) chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại các doanh nghiệp cơ sở sản xuất. Người thực hiện công tác y tế có trách nhiệm tham mưu, trực tiếp quản lý sức khỏe cho người lao động với các nội dung chính: Xây dựng phương án, phương tiện sơ cấp cứu, thuốc thiết yếu và cấp cứu khi có tai nạn, tổ chức sơ cứu và hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại cơ sở.
 
Nhóm 6
An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
 
5. Thời gian huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động các nhóm
Huấn luyện an toàn nhóm 1 và nhóm 4: Thời gian đào tạo tối thiểu là 16 giờ.
Nhóm 2: Thời gian đào tạo tối thiểu là 48 giờ, chia thành nhiều ngày theo giờ hành chính.
Nhóm 3: Tối thiểu là 24 giờ.
Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
Nhóm 6: Thời gian đào tạo huấn luyện tối thiểu là 4 giờ.
Đối với những trường hợp tham gia huấn luyện an toàn lao động lần đầu, phải thực hiện đúng và đủ thời gian huấn luyện theo quy định, và cụ thể là như trên đã nêu.
Thời gian huấn luyện an toàn lao động định kỳ
Đối với các nhóm 1, 2, 3, 5, 6 thì định kỳ 2 năm/1 lần
Riêng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 4 là 1 năm/1 lần.
Trong chương trình đào tạo định kỳ, cần lưu ý thời gian đào tạo:
Thực hiện huấn luyện đủ thời gian quy định với những nội dung mới.
Thực hiện 50% thời gian huấn luyện đối với những nội dung cũ và đã được đào tạo trước đó.
 
 
 
6. Nội dung huấn luyện ATVSLĐ
Tùy vào mỗi nhóm đối tượng mà nội dung cụ thể khác nhau. Nội dung khóa đào tạo gồm những phần chính:
  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
  • Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
  • Kỹ thuật an toàn thiết bị.
 
7. Chứng nhận an toàn lao động sau huấn luyện
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, các học viên sẽ được cấp Chứng chỉ, Chứng nhận, thẻ an toàn hoàn thành khóa học:
Nhóm 1,2,6: Chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động và có giá trị trong vòng 2 năm.
Nhóm 3: Thẻ an toàn lao động, giá trị thẻ là 2 năm.
Nhóm 4: Sẽ lưu sổ theo dõi người được huấn luyện đào tạo an toàn lao động đối với nhóm 4.
Huấn luyện an toàn lao động nhóm 5: Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động, thời hạn 2 năm.
 
8. Huấn luyện an toàn lao động ở đâu uy tín?
Hiểu được tầm quan trọng của việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến sức khỏe, môi trường làm việc cho người lao động. Hiện không khó có thể tìm thấy các đơn vị huấn luyện ATVSLĐ trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng mang đến chương trình huấn luyện uy tín, chất lượng và phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp.
 
 
9. Bảng giá huấn luyện an toàn
Bảng giá huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Đối với bảng giá về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động các nhóm 1,2,3,4,5,6 chưa có một nghị định hay thông tư nào quy định về mức giá huấn luyện an toàn. 
Hiện nay bảng giá huấn luyện tại trung tâm và đơn vị khác điều có mức giá gần như nhau. Nhưng tại An Toàn Phía Nam sẽ dựa trên số lượng học viên đăng ký sẽ có nhiều mức ưu đãi khác,… liên hệ ngay HOTLINE: 0903 102 555 hoặc 028 3999 1800
 
10. Hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn theo nghị định 88/2020/NĐ-CP
Quy định chính sách hỗ trợ chi phí về công tác huấn luyện an toàn lao động cho doanh nghiệp. Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 88/2020/NĐ-CP về điều kiện người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ kinh phí an toàn vệ sinh lao động như sau:
Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động) khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
Thực hiện theo đúng quy định pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và huấn luyện an toàn.
Người lao động được hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định đủ từ 12 tháng trở lên tính đến tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn.
 

Messenger Zalo