Những bài học kinh nghiệm dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp
15-09-2022
Mỗi doanh nhân đều có hướng đi riêng cho doanh nghiệp của mình. Với một số người, đó là một quá trình rất dài và không ít chông gai. Với một số khác, bước đường kinh doanh lại vô cùng thuận lợi.Sau đây là 10 bài học kinh nghiệm mà bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng nên biết để phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững
Mỗi doanh nhân đều có hướng đi riêng cho doanh nghiệp của mình. Với một số người, đó là một quá trình rất dài và không ít chông gai. Với một số khác, bước đường kinh doanh lại vô cùng thuận lợi.Sau đây là 10 bài học kinh nghiệm mà bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng nên biết để phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững.
1. Không phải lúc nào khách hàng cũng đúng
Trước kia, chúng ta luôn được dạy rằng khách hàng lúc nào cũng đúng và phải cúi mình xuống để làm vừa lòng từng khách hàng một. Tuy nhiên, đôi khi điều này sẽ làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới nhân viên và thậm chí là cả khách hàng của doanh nghiệp.
Hãy cố gắng thỏa mãn khách hàng của mình nhưng tuyệt đối không đánh đổi nhân phẩm và lòng tự trọng của nhân viên.
Trước kia, chúng ta luôn được dạy rằng khách hàng lúc nào cũng đúng và phải cúi mình xuống để làm vừa lòng từng khách hàng một. Tuy nhiên, đôi khi điều này sẽ làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới nhân viên và thậm chí là cả khách hàng của doanh nghiệp.
Hãy cố gắng thỏa mãn khách hàng của mình nhưng tuyệt đối không đánh đổi nhân phẩm và lòng tự trọng của nhân viên.
2. Thời gian chính là tiền
Tiền bạc, khách hàng và ý tưởng là những tài nguyên mà bạn có thể kiếm thêm được. Tuy nhiên, bạn chỉ có một quỹ thời gian nhất định. Cách tốt nhất để tận dụng thời gian là quy đổi công việc ra số tiền bạn kiếm được mỗi giờ.
Hãy tự hỏi bản thân, để hoàn thành công việc này bạn sẽ được bao nhiêu tiền, nếu như ai đó có thể làm công việc này với số tiền kiếm được ít hơn thì bạn nên giao việc cho người đó.
Với cương vị một chủ doanh nghiệp, bạn nên tập trung vào những công việc quan trọng mà chỉ có mình bạn mới làm được.
3. Không phải loại tiền nào cũng đáng kiếm
Đây là bài học mà không ít chủ doanh nghiệp băn khoăn khi mới thành lập công ty. Khi mới bước chân vào kinh doanh, bạn sẽ dễ dàng mắc bẫy cố gắng kiếm tiền từ bất cứ ai có nhu cầu. Tuy nhiên, vấn đề là không phải bất cứ khách hàng nào cũng đáng để cho bạn phục vụ.
Hãy tránh xa những vị khách làm mất quá nhiều thời gian của bạn hoặc những người có những mong muốn ngoài tầm với.
4. Không có “đường tắt” trong việc marketing
Có rất nhiều người muốn nhận được lời khuyên trong việc marketing nhưng rồi họ lại chùn bước bởi chi phí bỏ ra quá lớn. Tuy nhiên, bài học ở đây là quá tiết kiệm chi phí marketing sẽ khiến thương hiệu của bạn trông rất rẻ tiền.
Bạn có thể tiết kiệm một khoản phí ngay trước mắt nhưng những thiệt hại mà nó mang lại sẽ kéo dài hơn bạn tưởng.
5. Thuê người ngoài làm việc
Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng nếu thuê nhân viên là người trong gia đình hoặc người có họ hàng thì sẽ yên tâm và tin tưởng hơn. Sự thật hoàn toàn ngược lại, bạn đã bao giờ nghe câu “bụt chùa nhà không thiêng” chưa? Khi chọn người nhà làm nhân viên, bạn sẽ không thể thoải mái khiển trách hay giao việc vì nể nang và sợ người nhà mất lòng, ảnh hưởng tới tình cảm gia đình, họ hàng. Chính những người trong gia đình sẽ không sợ bạn bằng người ngoài vì có thể họ đã quá quen thuộc với bạn.
Nếu bạn cảm thấy có quá nhiều việc, hãy thuê người làm để chia sẻ gánh nặng công việc. Một số người cho rằng thuê trợ lý nước ngoài làm việc qua internet giúp họ làm được rất nhiều việc và tiết kiệm thời gian. Điều này cũng giúp các chủ doanh nghiệp có thêm thời gian để làm những việc quan trọng khác.
6. Đồng thời xây dựng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp
Rất nhiều doanh nhân chỉ chú trọng đến việc phát triển hình ảnh doanh nghiệp mà quên mất xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.
Thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn khác biệt với các đối thủ và gây dựng mức độ tin cậy của bạn trong lĩnh vực kinh doanh.
7. Cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Sự cân bằng giữa đời sống cá nhân và công việc là điều khiến cho rất nhiều chủ doanh nghiệp đau đầu.
Khi bạn có đam mê với công việc của mình và khi bạn quan tâm đến hạnh phúc của bản thân và cả nhân viên, công việc không chỉ đơn thuần là thứ nuôi sống bản thân bạn mà nó còn mang rất nhiều niềm vui và ý nghĩa.
8. Thuê những người thông minh hơn
Hãy đối mặt với sự thật rằng có rất nhiều người thông minh hơn bạn. Hãy cảm thấy may mắn khi gặp được những người như vậy. Nếu có thể, hãy thuê họ.
Hãy tập trung vào những thế mạnh của bản thân và cho họ sự tự do phát triển khả năng của họ.
9. Điều “tốt nhất” chưa hẳn đã phù hợp
Khi bạn bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ dễ nghe theo những lời khuyên mà người ta cho là “tốt nhất”. Tuy nhiên, hãy tỉnh táo bởi họ không biết rõ đối tượng khách hàng của bạn.
Hãy cố gắng bắt đầu một cách tốt nhất có thể nhưng nhớ lưu ý điều chỉnh cách hoạt động của doanh nghiệp sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
10. Mạnh dạn thực hiện
Lên kế hoạch, thiết lập chiến lược kinh doanh và cân nhắc các phương án đều đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, sẽ đến một thời điểm mà bạn phải quyết định triển khai kế hoạch này. Trì hoãn sẽ gây khó khăn cho việc kinh doanh của bạn. Đây chính là điểm khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại.
Hãy nhớ tới câu nói “Thà làm một việc không hoàn hảo còn hơn không làm gì một cách hoàn hảo”.
Sẽ không dễ dàng để áp dụng thành công những bài học trên. Tuy nhiên, hãy cố gắng học được càng nhiều càng tốt, vì chúng sẽ giúp bạn đạt được sự thành công lâu dài.
Tác giả: Phạm Nguyệt Hằng (tổng hợp)
Thông tin khác
- » Giám sát thi công có cần ký vào nhật ký an toàn lao động? (15.09.2022)
- » Nghị quyết về Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (14.09.2022)
- » Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất? (14.09.2022)
- » Công an Hà Nội chỉ cách thoát đám cháy ở quán karaoke (09.09.2022)
- » Sự cần thiết phải sửa đổi Luật An Toàn, Vệ Sinh Lao Động năm 2015 (05.09.2022)
- » THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 02/09/2022 (26.08.2022)
- » CÁCH VẬN HÀNH XE NÂNG: DI CHUYỂN, XẾP DỠ VÀ BẢO DƯỠNG (25.08.2022)
- » Phương pháp sơ cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản - hô hấp nhân tạo, (20.08.2022)