197/10 Hoàng Văn Thụ, P. 8, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
English Vietnamese

PHÁT HUY GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KỲ 3

24-11-2020
Kỳ 3 - Vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, điều kiện lao động đang trở thành một trong những hàng rào kỹ thuật trong thương mại khi Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng tiêu chí an toàn, vệ sinh lao động, phát triển dịch vụ kiểm toán an toàn, là giải pháp đột pháp trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ 4 và hội nhập quốc tế hiện nay
 
Để thực hiện tốt tư tưởng của người về việc phải chú ý hơn nữa việc cải thiện đời sống cho công nhân và đảm bảo an toàn lao động và người lao động phải chú ý ăn, ở cho sạch sẽ, đúng vệ sinh để giữ gìn sức khoẻ, các chủ trương, chính sách của nhà nước đã tập trung vào xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực về an toàn, vệ sinh lao động, ngay tại Chỉ thị số 29 của Ban Bí thư, đã đặt ra ngay yêu cầu phải xây dựng các tiêu chí về an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hướng tới tập trung để triển khai và có đánh giá theo các chỉ tiêu, tiêu chí đã thống nhất. Qua báo cáo sơ kết 05 năm triển khai Chỉ thị số 29-CT/TW và hơn 03 năm triển khai Luật an toàn, vệ sinh lao động, việc xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về an toàn lao động, vệ sinh lao động mới chỉ được chú ý ở một số doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến và xây dựng văn hóa an toàn lao động, điển hình trong lĩnh vực dầu khí, sản xuất và vận hành hệ thống điện, xây dựng công nghiệp, sản xuất, chế biến. Một số doanh nghiệp đã đưa ra các mục tiêu an toàn thông qua các phong trào “không tai nạn lao động”, qua đó xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về “số giờ làm việc an toàn”, “số ngày công an toàn”.
 
Cần xây dựng một bộ chỉ số đánh giá mức độ an toàn, vệ sinh lao động của một dự án, doanh nghiệp  (Quang cảnh làm việc trong nhà máy sản xuất ôtô VinFast)

Cần xây dựng một bộ chỉ số đánh giá mức độ an toàn, vệ sinh lao động của một dự án, doanh nghiệp 
(Quang cảnh làm việc trong nhà máy sản xuất ôtô VinFast)
 
Việt nam chúng ta, với Quy mô nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, đặc biệt là một số ngành có nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như xây lắp, cơ khí, điện, chế tạo, khai thác và chế biến lâm, thủy sản. Đồng thời, lực lượng lao động tăng nhanh cùng với sự chuyển dịch một lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ với trình độ tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp. Cường độ lao động ngày càng cao do mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tham gia nhiều Hiệp định Thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, đặt ra các yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, điều kiện lao động cũng đang trở thành một trong những hàng rào kỹ thuật trong thương mại do các chuẩn mực về lao động như an toàn, vệ sinh lao động được quốc tế hóa ở cấp độ cao hơn.
 
Việc có một bộ chỉ số đánh giá mức độ an toàn, vệ sinh lao động của một dự án, doanh nghiệp hay nơi làm việc sẽ giúp cho các nhà đầu tư, quản trị doanh nghiệp và ngay người lao động có thể tự đánh giá. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay, khi mà yêu cầu thay đổi trong quản trị, điều hành để thích ứng với tình hình mới, để bước sang trạng thái bình thường mới, việc có được bộ chỉ số đánh giá an toàn cụ thể, sát thực sẽ giúp các doanh nghiệp, người sử dụng lao động có biện pháp, kế hoạch kịp thời khắc phục; giúp các ngành, địa phương có chương trình can thiệp nhằm hạn chế rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và giúp cho quốc gia có chiến lược, chính sách, chương trình phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động phù hợp, tác động thúc đẩy phát triển bền vững, tăng năng suất và bảo vệ môi trường.   
 
Kết luận
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về lao động, an toàn, vệ sinh lao động thực sự mang tính nhân văn và nhân đạo, thực sự vì lợi ích của nhân dân. Hiếm có một chính phủ nào lại có sự chăm lo từ rất sớm và nhất quán lợi ích thiết thực của công dân, nhân dân lao động như Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo đảm ngày càng tốt hơn công tác an toàn, vệ sinh lao động là một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Việc Đảng và nhà nước Việt Nam luôn qua tâm tới việc cải thiện chính sách an toàn, vệ sinh lao động, tạo điều kiện việc làm tốt hơn cho người lao động chính là sự tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh về lao động và an toàn, vệ sinh lao động đồng thời cho thấy tư tưởng nhân văn của Người vẫn có giá trị thời đại sâu sắc./.

ThS. Nguyễn Anh Thơ, ủy viên BCH Đảng bộ
 Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động
Cuc An toàn lao động

Messenger Zalo