197/10 Hoàng Văn Thụ, P. 8, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
English Vietnamese

QUI TRÌNH AN TOÀN HIỆN NAY TẠI CÔNG TRƯỜNG CẦN CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ, PHÒNG TRÁNH SỰ CỐ

02-03-2020
1. Nhận thức
Gần đây, “an toàn” trong các dự án xây dựng trở nên mối quan tâm của mỗi người, và nó cũng được hiểu là một trong những thành phần quan trọng nhất của một dự án xây dựng thành công.
Mặc dù các nhà thầu luôn có nỗ lực trong việc bảo đảm an toàn, song đáng tiếc là tai nạn/sự cố vẫn xảy ra trong một số dự án.
Chúng tôi muốn đề xuất một số hành động hiệu quả mà các nhà thầu có thể dễ dàng triển khai.

2. Kế hoạch An toàn cơ bản trong các dự án xây dựng.
2.1. Luật an toàn và các qui định
Một yêu cầu đặt ra là phải tuân thủ luật pháp và qui định về an toàn của quốc gia mà dự án có kế hoạch triển khai và các yêu cầu về an toàn của chủ đầu tư để thực hiện dự án xây dựng.
Đồng thời,áp dụng các qui trình an toàn riêng của mình trên cơ sở qui định hiện hành và bí quyết tiếp thu được thông qua các dự án xây dựng khác.

2.2. Các hoạt động an toàn
Các hoạt động an toàn tại công trường bao gồm các thành phần chính sau:
- Chương trình an toàn và phòng tránh tai nạn
- Uy ban an toàn và đội tuần tra an toàn
- Đào tạo và giáo dục về an toàn
- Giải thưởng an toàn
- Các hoạt động khác

3. Hiện trạng thực tiễn:
Các hoạt động an toàn nêu trên được triển khai tại công trường phù hợp với kế hoạch an toàn của các bên liên quan trong dự án ở các cấp bao gồm chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu chính, nhà thầu phụ và công nhân để bảo đảm và duy trì một nơi làm việc an toàn và triển khai công việc mà không gặp sự cố .
Mặc dù mỗi bên liên quan đều làm hết sức, nhưng đáng tiếc một số tai nạn vẫn xảy ra tại công trường.
Từ một số sự cố (hú vía) tại một công trường thực tế và đưa ra các khả năng nguyên nhân gây ra sự cố.

3.1. Bài học "hú hồn":
"Hú hồn" này không phải là một sự cố nghiêm trọng vào lúc đó nhưng nó là một dấu hiệu rõ ràng về một sự cố chết người nghiêm trọng trong tương lai. Khi sự cố như vậy xảy ra, kế hoạch hành động sửa sai an toàn lập tức được thiết lập. Các nguyên nhân được xác định và các hành động khắc phục được triển khai càng sớm càng tốt.3.1.1. Nguyên nhân ( bài học)
Lỗi do con người: Ví dụ người điều khiển nhả khóa phanh của hệ thống đu trong khi chuẩn bị tải một cần cẩu bánh xích tại công trường. Tuy nhiên, anh ta có thể đã quên khóa tay cho hệ thống đu để vận chuyển của cần cầu này.

3.1.2 Các hành động khắc phục( thực hiện)
Tăng cường bảo trì thường xuyên và kiểm tra hàng ngày tất cả các thiết bị trên công trường.
Lái xe moóc và đội ngũ công nhân tham dự lại khóa tập huấn về an toàn vận hành.

4. Các biện pháp cải thiện an toàn
Sự cố hú vía nêu trên đã được báo cáo ngay cho các bên liên quan, và nguyên nhân của sự cố được điều tra và phân tích. Cuối cùng, đã rút ra kết luận là những nguyên nhân chính của sự cố.
- “Vắng bóng” sự tham gia của bộ máy quản lý trong các hoạt động an toàn
- “Vắng bóng” đào tạo cho công nhân/người vận hành
- “Vắng bóng” dòng thông tin

4.1. Vai trò cấp quản lý cao nhất trong hoạt động an toàn
Bộ máy quản lý của nhà thầu chính cần phải đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động an toàn hàng ngày. Do vậy, như một biện pháp cải thiện, cần phải tăng cường số lượng cán bộ an toàn những người có thể tham gia vào cuộc nói chuyện an toàn hàng ngày, được tổ chức theo nhóm. Hành động này là cần thiết để bảo đảm công nhân trên công trường hiểu và thực hiện các yêu cầu về an toàn.

4.2. Tăng cường đào tạo
Sự cố “ hú hồn “ nêu trên chứng tỏ rằng có liên quan tới thiết bị xây dựng. Tất nhiên đào tạo bổ sung và giáo dục an toàn cho những người vận hành thiết bị xây dựng là cần thiết. Do vậy, cần thiết một chương trình đào tạo an toàn danh cho người vận hành.
Kiểm tra lại kiến thức của các công nhân chuyên ngành khác như một biện pháp phòng ngừa để bảo đảm rằng những công nhân này có đủ kiến thức để triển khai công việc của mình một cách an toàn. Kết quả, có thể thấy rằng một số công nhân cần phải được đào tạo bổ sung. Từ đó toàn bộ chương trình đào tạo được rà soát và một chương trình đào tạo mới được xây dựng, cung cấp các khóa đào tạo chi tiết hơn về dàn giáo, xe nâng, thiết bị nâng.....

4.3. Thông tin hướng dẫn an toàn
Qua nhiều sự cố xảy ra,nhận ra phản ứng quản lý không có hiệu quả và kịp thời. Việc rà soát sơ đồ thông tin hướng dẫn an toàn chỉ rõ, bộ máy quản lý của nhà thầu chính đã hầu như dựa hết vào các cán bộ an toàn của họ mà không có sự tham gia khẩn cấp của từng công nhân .
Trên cơ sở đó, sơ đồ thông tin hướng dẫn An toàn cần được cải thiện để đáp ứng được yêu cầu mới. Kết quả là, bộ máy quản lý công trường có thể đưa ra các hướng dẫn đầy đủ và triển khai các hành động cần thiết ngay khi có sự cố. cho từng cá nhân.

5. Tóm lại
Trong những năm gần đây, tất cả các bên liên quan đến xây dựng đều công nhận rằng AN TOÀN là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho một dự án xây dựng thành công, và các tai nạn/sự cố có thể gây ra chậm tiến độ của dự án từ đó tăng chi phí dự án vượt dự kiến.
Tỷ lệ xảy ra tai nạn/sự cố trở nên ít hơn bởi vì có nhiều nỗ lực lớn từ phía các cấp chính quyền và nhà thầu đưa ra những kỹ thuật mới và cung cấp nhiều khóa đào tạo và giáo dục hơn cho cán bộ của mình. Tuy nhiên, cần hiểu rằng vẫn còn tiếp tục cải thiện.....
Để tiếp tục cải thiện,cần nhận thức tầm quan trọng của những điểm quan trọng sau đây:
 
5.1. Sự linh hoạt của quản lý.
Một dự án xây dựng luôn có đặc thù vị trí, điều kiện thời tiết và người tham gia. Do vậy, các bên tham gia dự án xây dựng đều phải linh hoạt hợp tác để việc tổ chức công trường được thiết lập nhanh chóng, phù hợp với công việc an toàn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Có thể cần nhiều thời gian hơn để thiết lập hệ thống an toàn cho một dự án mới và đưa nó tiến đến một sự vận hành hiệu quả hơn; bởi vì việc hiểu các công việc về an toàn của các nhà thầu có thể là khác nhau phụ thuộc vào cấp độ giáo dục, văn hóa cũng như kinh nghiệm công tác trước đó của họ.

5.2. Chương trình thường xuyên và liên tục,đào tạo & giáo dục cho công nhân.
Như nói ở trên, những người và các bên tham gia trong một dự án xây dựng có thể hiểu biết khác nhau hệ thống an toàn. Cần phải thiết lập hệ thống đào tạo & giáo dục tại công trường, phù hợp và nâng cao mức độ nhận thức về an toàn nhà thầu phụ và công nhân của họ.

5.3. Kênh thông tin.
Cần được lưu ý ở các cấp : cấp quản lý, cấp kỹ sư, cấp cán bộ an toàn và cấp công nhân.
Một chương trình an toàn được nhà thầu chính thông thường là lập rất tốt. Tuy nhiên, một điểm quan trọng nhất là việc thực thi chương trình an toàn này tại công trường cụ thể bởi bộ máy quản lý, nhà thầu phụ địa phương và công nhân địa phương là những bên trực tiếp cho công tác an toàn công trường.
Do vậy, nếu chính sách và một số chi tiết của chương trình an toàn không được hiểu đúng đắn bởi các bên, bộ máy quản lý dự án sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ qui định an toàn và đôi lúc khó có thể giữ được một nơi làm việc an toàn tại công trường một cách liên tục.
Do vây, cần phải theo dõi thường xuyên liệu một sự truyền thông tốt được thiết lập tốt hay không.
Cũng cần phải duy trì một mối quan hệ và tương tác tốt giữa ban quản lý công trường và công nhân để thể hiện cam kết cá nhân về an toàn tại công trường. Điều này khuyến khích công nhân tuân theo các yêu cầu về an toàn và làm việc một cách an toàn theo ý thức của họ bởi vì họ hiểu rõ công việc an toàn của họ có lợi cho cả gia đình và dự án.

6. Kết luận
Mục tiêu là không xãy ra một sự cố nào!
Là một thách thức lớn và đạt được hay không phụ thuộc vào tất cả các bên liên quan trong xây dựng.
Đạt được nó, trước hết, mỗi người trên công trường xây dựng cần phải hiểu rõ giá trị của an toàn và cùng nhau bảo đảm điều đó ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ yêu cầu của quy định và pháp luật, mà còn quan trọng hơn cả là giá trị bản thân.
Chìa khóa của việc triển khai thành công một dự án xây dựng là sự cải thiện liên tục hệ thống an toàn công trường và luôn ý thức rằng an toàn là ưu tiên hàng đầu trong dự án.

Chúng tôi luôn sẳn sàng đồng hành cho đến khi bạn thật sự an toàn !

Hotline : 0903 102 555

Messenger Zalo