Từ thảm họa giẫm đạp ở Iteawon Seoul Hàn Quốc: Chia sẻ cách để an toàn trong đám đông hoảng loạn?
01-11-2022
Những cuộc tụ tập đông người là bình thường và thường không có vấn đề nghiêm trọng nào. Nhưng nếu một đám đông vượt quá sức chứa của không gian hoặc nếu sự quản lý đám đông không tốt, thì sự hỗn loạn có thể xảy ra.
Đẫn chứng hồi đầu tháng 10, vụ giẫm đạp xảy ra ở sân bóng đá Kanjuruhan (Indonesia) khiến hơn 130 người mất.
Hôm 29/10, ở Hàn Quốc, vụ giẫm đạp tại phố Itaewon khiến hơn 150 người mất.
Hãng thông tấn ACP (Congo) hôm 30/10 đưa tin, 11 người mất trong vụ giẫm đạp ở sân vận động Martyrs, thành phố Kinshasa.
Năm 2021, vụ giẫm đạp trong lễ hội âm nhạc ở Houston (Mỹ) khiến 8 người không còn.
Năm 2015, Ả Rập Saudi xảy ra vụ giẫm đạp khi các tín đồ Hồi giáo tranh nhau vào viếng hòn đá thiêng Kaaba ở Mecca, khiến hơn 800 người mất mạng.
Tại sao đám đông hỗn loạn lại nguy hiểm?
Mặc dù mọi người vẫn nghĩ điều nguy hiểm trong đám đông là do giẫm đạp, nhưng tình trạng thiếu oxy thường là nguyên nhân.
Mặc dù mọi người vẫn nghĩ điều nguy hiểm trong đám đông là do giẫm đạp, nhưng tình trạng thiếu oxy thường là nguyên nhân.
“Nguồn cấp máu lên não sẽ giảm khi bạn khó thở. Nếu rơi vào tình trạng thiếu oxy, bạn có thể bất tỉnh trong vòng 30 giây. Trong khoảng 6 phút, bạn sẽ bị ngạt hoàn toàn. Đó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Không phải bị giẫm chết mà do ngạt thở”, G. Keith Still – giáo sư nghiên cứu hành vi đám đông tại Đại học Suffolk (Anh) – cho biết.
Tiến sĩ Mark Conroy, bác sĩ y học cấp cứu tại Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio (Mỹ), cho biết: Thông thường, mọi người bị thương khi ngã hoặc bất tỉnh giữa đám đông hoặc bị ngạt thở.
Một nghiên cứu cho thấy từ năm 1980 đến năm 2007, có khoảng 215 sự cố đám đông, dẫn đến hơn 7.000 người chết và 14.000 người bị thương, theo chuyên trang y tế WebMD.
Nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trong thảm họa giẫm đạp
Khi khảo sát nguyên nhân tử vong của những nạn nhân trong những vụ đám đông hoảng loạn, các chuyên gia xác định 3 nguyên nhân chính sau đây:
Khi khảo sát nguyên nhân tử vong của những nạn nhân trong những vụ đám đông hoảng loạn, các chuyên gia xác định 3 nguyên nhân chính sau đây:
- Vì ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu).
- Vì bị chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau).
- Vì bị giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người).
Cách để thoát nguy khi bị kẹt trong đám đông hỗn loạn
Mặc dù “không có quy tắc vàng” nào, nhưng vẫn có những phương pháp tốt nhất để sống sót, chuyên gia an toàn trong đám đông Paul Wertheimer, có trụ sở tại Los Angeles (Mỹ), đã nói với tờ The Jerusalem Post.
Mặc dù “không có quy tắc vàng” nào, nhưng vẫn có những phương pháp tốt nhất để sống sót, chuyên gia an toàn trong đám đông Paul Wertheimer, có trụ sở tại Los Angeles (Mỹ), đã nói với tờ The Jerusalem Post.
Người đã viết 600 bài báo về chủ đề này, đã liệt kê 5 phương pháp hay nhất để sống sót khi bị kẹt trong đám đông hỗn loạn.
“Hầu hết những gì chúng tôi làm là đưa ra lời khuyên cho những người tổ chức sự kiện về cách quản lý đám đông. Chúng tôi dường như chưa có lời khuyên nào cho những người trực tiếp có mặt trong đám đông đó”, Mehdi Moussaid – chuyên gia nghiên cứu hành vi đám đông tại Viện Phát triển con người Max Planck (Đức) – cho biết.
1. Cố gắng giữ thăng bằng và đứng thật vững
Lời khuyên đầu tiên của chuyên gia là phải đứng thật vững. Nếu đi thì cố gắng đi cùng tốc độ với đám đông.
Lời khuyên đầu tiên của chuyên gia là phải đứng thật vững. Nếu đi thì cố gắng đi cùng tốc độ với đám đông.
Để đứng vững, ông khuyên hãy đứng so le chân để giữ thăng bằng và “thủ tay như võ sĩ quyền anh”, theo The Jerusalem Post.
Trong những đám đông siêu chật, động tác đó sẽ giúp bảo vệ tim và phổi khỏi những lực ép có thể lên tới hàng nghìn kg áp lực đè nén lồng ngực.
2. Nếu bị ngã, tuyệt đối không nằm sấp hoặc nằm ngửa
Nếu bị ngã, hãy làm mọi cách để đứng dậy và ngay lập tức giúp đỡ những người khác bị ngã. Nếu không thể đứng dậy, hãy xoay người nằm nghiêng đưa tay ôm đầu để bảo vệ đầu và co chân lên gần với cơ thể đùi gấp vào bụng ngực, hai cẳng chân áp sát vào đùi. Lưu ý, khuỷu tay và đầu gối chạm nhau, tạo thành một tam giác để có không khí thở, đồng thời tam giác cơ thể cũng tạo nên sự vững chắc bảo vệ nội tạng.
Nếu bị ngã, hãy làm mọi cách để đứng dậy và ngay lập tức giúp đỡ những người khác bị ngã. Nếu không thể đứng dậy, hãy xoay người nằm nghiêng đưa tay ôm đầu để bảo vệ đầu và co chân lên gần với cơ thể đùi gấp vào bụng ngực, hai cẳng chân áp sát vào đùi. Lưu ý, khuỷu tay và đầu gối chạm nhau, tạo thành một tam giác để có không khí thở, đồng thời tam giác cơ thể cũng tạo nên sự vững chắc bảo vệ nội tạng.
Ông nhấn mạnh: Hãy nằm nghiêng để bảo vệ các cơ quan quan trọng nhất.
3. Đi theo dòng người
Theo chuyên gia Wertheimer, hãy di chuyển theo hướng cùng chiều với đám đông. Có thể đi theo đường chéo hoặc ra 2 bên để thoát ra khỏi trung tâm của sự chen lấn. Lặp lại quá trình này cho đến khi thoát khỏi nguy hiểm.
Theo chuyên gia Wertheimer, hãy di chuyển theo hướng cùng chiều với đám đông. Có thể đi theo đường chéo hoặc ra 2 bên để thoát ra khỏi trung tâm của sự chen lấn. Lặp lại quá trình này cho đến khi thoát khỏi nguy hiểm.
Ông nói hãy tìm khoảng trống giữa mọi người để từ từ thoát ra khỏi nguy hiểm. Nếu có thể, hãy tìm vật để che chắn cơ thể. Tất nhiên, nếu lỡ đánh rơi thứ gì đó, hãy bỏ đi.
4. Giữ bình tĩnh và tỉnh táo
Đừng la hét, chuyên gia Wertheimer nhấn mạnh. Không ai thực sự có thể nghe thấy bạn, và trong trường hợp bị đám đông đè bẹp, la hét càng làm mất nhiều oxy.
Đừng la hét, chuyên gia Wertheimer nhấn mạnh. Không ai thực sự có thể nghe thấy bạn, và trong trường hợp bị đám đông đè bẹp, la hét càng làm mất nhiều oxy.
Mất oxy có thể dẫn đến ngất xỉu. Vì vậy, nếu cần, hãy cố ra dấu bằng tay, giao tiếp bằng mắt hoặc nét mặt.
5. Tốt nhất nên ở ngoài rìa
Chuyên gia về khoa học đám đông G. Keith Still, Giáo sư tại Đại học Suffolk (Mỹ), kêu gọi hãy nhận biết được mật độ đám đông và nhận ra rủi ro, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health.
Chuyên gia về khoa học đám đông G. Keith Still, Giáo sư tại Đại học Suffolk (Mỹ), kêu gọi hãy nhận biết được mật độ đám đông và nhận ra rủi ro, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health.
Nếu thấy lo lắng về quy mô của đám đông, tốt nhất nên tránh xa. Ở ngoài rìa an toàn hơn, chuyên gia Steve Allen, trưởng nhóm tư vấn về an toàn đám đông cho Crowd Safety (Anh), khuyên.
Nếu thấy xô đẩy và chen lấn, tốt nhất là di chuyển ra xa và tránh đám đông.
6. Tránh góc tường và chướng ngại vật
Khi xem xét những nơi xảy ra thảm kịch giẫm đạp, ông Moussaid nhận ra rằng, phần lớn tai nạn xảy ra dọc theo các chướng ngại vật.
“Nếu bạn đi theo dòng người, bạn vẫn ổn. Nhưng nếu bị ép vào một góc tường, bạn không thể đi tiếp. Người khác có thể ép chặt bạn vào góc tường và khiến bạn khó thở. Hãy tránh góc tường và chướng ngại vật”, ông Moussaid nói.
7. Giúp đỡ người khác
Giúp đỡ người khác là hành động tích cực, có thể được mọi người trong đám đông hưởng ứng. Nếu cố gắng giúp người bên cạnh, họ có thể giúp lại bạn hoặc người khác. Sự giúp đỡ lan rộng có thể tạo bầu không khí tích cực và khiến tình hình bớt tồi tệ hơn, theo chuyên gia Moussaid.
Thông tin khác
- » Những Khẩu hiệu an toàn lao động quan trong như thế nào trong sản xuất, trên công trường (31.10.2022)
- » 6 nhóm đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo Nghị Định 140/2018/NĐ-CP (31.10.2022)
- » Câu cá dưới dòng điện cao thế - đừng “đùa giỡn” với tử thần! (27.10.2022)
- » Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về tại nạn lao động (25.10.2022)
- » Hồ sơ an toàn lao động trong hoạt động thi công xây dựng công trình bao gồm những tài liệu gì? (24.10.2022)
- » Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông với tài xế lái xe đường dài (24.10.2022)
- » Chia sẻ một số quy trình chủ yếu kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy (21.10.2022)
- » Chia sẽ an toàn lao động làm việc trong kho lạnh (17.10.2022)