Vai trò của Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tại Hội thảo, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam chia sẻ, đã 20 năm kể từ khi bà làm việc tại Bangkok, Thái Lan với tư cách là chuyên gia về an toàn lao động. Là chuyên gia về an toàn lao động trong thời gian dài, bà Ingrid Christensen khẳng định an toàn vệ sinh lao động là quyền cơ bản của người lao động vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam đặt ra vấn đề thảo luận đối với việc đảm bảo an toàn lao động, vấn đề ai sẽ chi trả cho người lao động tại khu vực kinh tế phi chính thức, người lao động mắc bệnh nghề nghiệp một thời gian dài sau khi nghỉ việc. Bà cũng cho rằng những ngành công nghiệp có mức độ rủi ro cao phải đóng góp nhiều hơn vào Quỹ so với những ngành ít rủi ro hơn.
Tại Hội thảo, các đại biểu đến từ ASEAN, Trung Quốc và các chuyên gia ILO đã tập trung trao đổi các nội dung chính sau. Một là tổng quan về chính sách về Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động trong công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên thế giới và trong khu vực ASEAN. Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN trên thể giới và trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó cùng nhau chia sẻ, thảo luận về tổng quan việc thực hiện Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN và vai trò phòng ngừa của Quỹ dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế trên thế giới và trong khu vực, những thách thức và đề xuất giải pháp. Hai là góc nhìn từ các nước ngoài khu vực ASEAN, đặc biệt là kinh nghiệm xây dựng, triển khai quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN và công tác phòng ngừa TNLĐ sau dịch COVID-19 ở các nước.
Ba là thảo luận về cơ chế hiện có trong khu vực ASEAN, thành tựu và thách thức. Theo đó, các đại diện của Việt Nam, Indonesia, Campuchia và Lào đã chia sẻ kinh nghiệm thực hiện, thách thức và giải pháp, khuyến nghị của mỗi nước về vai trò của Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong công tác phòng ngừa trong khu vực ASEAN. Bốn là thảo luận về cơ chế thay thế và nhu cầu thiết lập cơ chế đền bù trong khu vực ASEAN với sự tham gia thảo luận của Myanmar, Philippines và Singapore. Các đại biểu đã chia sẻ yêu cầu, nhu cầu xây dựng Quỹ phòng ngữa TNLĐ, BNN; cơ chế đang sử dụng và đề xuất khuyến nghị của các nước ASEAN trong việc xây dựng Quỹ phòng ngữa TNLĐ, BNN. Các đại biểu tại Hội thảo đều nhất trí Hội thảo này là bước khởi đầu cho tương lai để các nước trong khu vực ASEAN có thể xây dựng Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động bị rủi ro, tai nạn trong quá trình lao động, giảm gánh nặng cho người sử dụng lao động cũng như của Nhà nước, xã hội.
Văn Lý
Thông tin khác
- » 6 vấn đề an toàn trong xây dựng người lao động cần nên quan tâm (19.11.2022)
- » Những lưu ý an toàn khi làm việc trên giàn giáo (17.11.2022)
- » Quy tắc an toàn khi làm việc với hóa chất dễ cháy nổ (17.11.2022)
- » Đánh giá toàn diện hệ thống/kiểm toán hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động (14.11.2022)
- » Một số quy định quan trọng về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (14.11.2022)
- » Công nhân ngành khai thác mỏ đối mặt với hàng loạt bệnh nghề nghiệp (11.11.2022)
- » Giải pháp về an toàn, vệ sinh lao động với các doanh nghiệp thi công xây dựng (10.11.2022)
- » Nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (10.11.2022)