Xây dựng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho ngành chế biển mủ cao su
06-10-2021
Chế biến mủ cao su là ngành có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN). Nhằm loại bỏ, giảm thiểu, ngăn ngừa các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm tồn tại trong quá trình sản xuất, cũng như đáp ứng yêu cầu của đối tác trong và ngoài nước, việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) theo tiêu chuẩn TCVNISO 45001:2018 cho ngành Chế biến mủ cao su là rất cần thiết cho thời điểm hiện nay.
TCVNISO 45001 là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý ATVSLĐ, được công nhận và triển khai trên toàn thế giới, ra đời vào năm 2018. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu của hệ thống quản lý ATVSLĐ nhằm ngăn ngừa các rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe NLĐ.
Phạm vi của hệ thống
Hệ thống quản lý này được xây dựng và có thể áp dụng cho tất cả NLĐ thực hiện các công việc liên quan đến ATVSLĐ tại các nhà máy sản xuất, phòng, ban,... của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến mủ cao su; áp dụng cho các bên liên quan chịu sự quản lý hoặc đồng ý các các điều khoản về ATVSLĐ mà tổ chức đưa ra.
Bối cảnh của tổ chức
Để xây dựng hệ thống này một cách chính xác, cần hiểu rõ về tổ chức và các bên liên quan. Thông qua phương pháp SWOT có thể đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành Chế biến mủ cao su trong công tác ATVSLĐ trong thời điểm hiện tại như sau:
Trong nội bộ ngành
Về quản lý: Điểm mạnh là có xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ. Điểm yếu là hệ thống còn chưa chuẩn xác, tồn tại nhiều rủi ro. Cơ hội là có khả năng phát triển hệ thống hoạt động hiệu quả. Thách thức là cần đầu tư nhiều cho công tác xây dựng hệ thống
Về ngân sách: Điểm mạnh là có nguồn ngân sách để đầu tư, duy trì và phát triển hệ thống quản lý. Điểm yếu là nguồn ngân sách phân bổ cho các hoạt động còn chưa thật sự hiệu quả. Cơ hội là phân bố nguồn ngân sách theo mục tiêu đặt ra để cải thiện ATVSLĐ. Thách thức là cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác ATVSLĐ.
Về nhân lực: Điểm mạnh là có phân bổ nguồn nhân lực phụ trách về công tác quản lý hệ thống. Điểm yếu là nhân sự chưa hiểu rõ về hệ thống ATVSLĐ và chỉ tập trung nhiều vào các yếu tố nguy hiểm. Cơ hội là nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực thực hiện hệ thống. Thách thức là tốn nhiều thời gian và chi phí để đào tạo nguồn nhân lực.
Về giám sát: Điểm mạnh là có bộ phận an toàn giám sát các hoạt động tại nhà máy và khu vực sản xuất. Điểm yếu là nguồn nhân lực còn mỏng, chưa thể bao quát toàn bộ. Cơ hội là xây dựng nguồn lực từ chính NLĐ làm việc tại khu vực sản xuất để giám sát. Thách thức là nguồn nhân lực này năng lực chưa cao cần phải đào tạo nhiều.
Về máy móc thiết bị: Điểm mạnh là được đầu tư và thay thế một số thiết bị, thay đổi các dây chuyền sản xuất. Điểm yếu là chưa đồng bộ và đa phần là sử dụng các thiết bị đã qua sử dụng. Cơ hội là thay mới các thiết bị và đảm bảo chất lượng của máy móc, thiết bị. Thách thức là tốn nhiều chi phí mua mới và hướng dẫn sử dụng các thiết bị mới.
Tác động từ bên ngoài ngành
Về pháp luật liên quan: Điểm mạnh là hệ thống pháp luật chung và luật ATVSLĐ hiện tại đầy đủ, rõ ràng. Điểm yếu là hệ thống pháp luật, quy định về ATVSLĐ chưa ổn định, thường thay đổi. Cơ hội là thực hiện hệ thống lại toàn bộ các luật pháp liên quan để lưu trữ, sử dụng. Thách thức là tốn thời gian để thực hiện và theo dõi bổ sung khi có cập nhật mới.
Xã hội: Điểm mạnh là xã hội có sự quan tâm đến công tác ATVSLĐ trong quá trình sản xuất. Điểm yếu là tạo áp lực lớn từ xã hội trong công tác ATVSLĐ. Cơ hội là xây dựng môi trường làm việc an toàn, đảm bảo mục tiêu đặt ra. Thách thức là phải đầu tư nhiều chi phí để cải thiện công tác ATVSLĐ đáp ứng nhu cầu xã hội.
Các bên liên quan: Điểm mạnh là đưa ra các tiêu chuẩn để đảm bảo các hoạt động ATVSLĐ luôn được triển khai tốt. Điểm yếu là quá nhiều các tiêu chuẩn khác nhau phải thực hiện. Cơ hội là xây dựng được hệ thống quản lý hiệu quả, vận hành tốt, đảm bảo các mục tiêu đặt ra. Thách thức là các tiêu chuẩn này thường xuyên thay đổi và chịu sự kiểm tra bên ngoài thường xuyên.
Giải quyết rủi ro, cơ hội và hành động để đạt mục tiêu
Hành động giải quyết các rủi ro ở đây chính là việc nhận diện các mối nguy tiềm ẩn trong sản xuất và cơ hội giải quyết các mối nguy này. Thông qua phương pháp khảo sát thực tế tại quy trình sản xuất mủ cốm, dây chuyền SimBok, quy trình sản xuất mủ cốm đã nhận diện được 132 mối nguy tồn tại, từ đó áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro thiết lập được các ma trận rủi ro của các mối nguy này. Sau đó đưa ra các biện pháp nhằm loại bỏ, giảm thiểu khả năng xảy ra các mối nguy, đây cũng chính là mục tiêu chính của hệ thống. Kết quả đánh giá rủi ro được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Tổng hợp kết quả nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ATVSLĐ tại cơ sở
Để đảm bảo việc hoàn thành mục tiêu về an toàn vệ sinh lao động, các quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc được xem như là công cụ hữu ích. Các thủ tục và quy trình quản lý ATVSLĐ cơ bản cho ngành Chế biến mủ cao su được xây dựng như sau:
Thủ tục phân tích bối cảnh của tổ chức;
Thủ tục phân tích yêu cầu mong đợi của các bên liên quan;
Thủ tục xây dựng chính sách ATVSLĐ;
Thủ tục xác định vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ATVSLĐ;
Quy trình xem xét của lãnh đạo về công tác ATVSLĐ;
Qui trình nhận diện yêu cầu pháp luật và đánh giá sự tuân thủ ATVSLĐ;
Quy trình quản lý sự thay đổi;
Quy trình quản lý hồ sơ tài liệu;
Quy trình trao đổi thông tin;
Quy trình đánh giá nội bộ;
Quy trình kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục;
Quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ATVSLĐ;
Quy trình quản lý nhà thầu về ATVSLĐ;
Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp ATVSLĐ;
Quy trình ứng phó tai nạn lao động
Quy trình phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất
Quy trình phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ
Quy trình quản lý sức khỏe nghề nghiệp
Quy trình điều tra, báo cáo và thống kê tai nạn, sự cố ATVSLĐ;
Quy trình hướng dẫn và huấn luyện ATVSLĐ;
Quy trình huấn luyện ATVSLĐ nội bộ
Quy trình cấp phép làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
Quy trình an toàn làm việc trên cao;
Quy trình an toàn làm việc trong không gian hạn chế;
Quy trình an toàn vận hành thiết bị chịu áp lực;
Quy trình an toàn sử dụng thiết bị điện cầm tay;
Quy trình an toàn khi làm việc với hệ thống cung cấp điện;
Quy trình an toàn lưu kho hóa chất;
Quy trình an toàn cấp phát, sử dụng hóa chất.
Thủ tục phân tích yêu cầu mong đợi của các bên liên quan;
Thủ tục xây dựng chính sách ATVSLĐ;
Thủ tục xác định vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ATVSLĐ;
Quy trình xem xét của lãnh đạo về công tác ATVSLĐ;
Qui trình nhận diện yêu cầu pháp luật và đánh giá sự tuân thủ ATVSLĐ;
Quy trình quản lý sự thay đổi;
Quy trình quản lý hồ sơ tài liệu;
Quy trình trao đổi thông tin;
Quy trình đánh giá nội bộ;
Quy trình kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục;
Quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ATVSLĐ;
Quy trình quản lý nhà thầu về ATVSLĐ;
Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp ATVSLĐ;
Quy trình ứng phó tai nạn lao động
Quy trình phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất
Quy trình phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ
Quy trình quản lý sức khỏe nghề nghiệp
Quy trình điều tra, báo cáo và thống kê tai nạn, sự cố ATVSLĐ;
Quy trình hướng dẫn và huấn luyện ATVSLĐ;
Quy trình huấn luyện ATVSLĐ nội bộ
Quy trình cấp phép làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
Quy trình an toàn làm việc trên cao;
Quy trình an toàn làm việc trong không gian hạn chế;
Quy trình an toàn vận hành thiết bị chịu áp lực;
Quy trình an toàn sử dụng thiết bị điện cầm tay;
Quy trình an toàn khi làm việc với hệ thống cung cấp điện;
Quy trình an toàn lưu kho hóa chất;
Quy trình an toàn cấp phát, sử dụng hóa chất.
Đánh giá kết quả thực hiện
Tổ chức cần xây dựng các quy trình để giám sát việc thực hiện công ATVSLĐ như: sự tuân thủ theo các hệ thống pháp luật và quy định của doanh nghiêp, các quá trình thực hiện việc giảm thểu mối nguy, quá trình thực hiện các mục tiêu, tính hiệu lực của quá trình vận hành,... Phải có các công cụ đo lường để có kết quả cụ thể, đưa ra các chuẩn mực để đánh giá được kết quả thực hiện. Qua đó, đánh giá được việc thực hiện, vận hành hệ thống có hiệu quả hay chưa. Việc theo dõi được thực hiện thường xuyên và kiểm tra đánh giá định kỳ qua chương trình đánh giá nội bộ để có cơ sở trình lãnh đạo xem xét thay đổi, cải tiến.
Cải tiến
Đối với sự cố xảy ra hoặc xảy ra sự không phù hợp, tổ chức thực hiện hành động đánh giá để kiểm soát và đưa ra sự thay đổi để khắc phục sự cố, sự không phù hợp, xử lý các hệ quả liên quan, ngăn ngừa sự lặp lại của sự cố hay xảy ra ở những nơi khác. Các hành động khắc phục được được đưa ra xem xét để ban hành sự thay đổi. Tổ chức xác định cơ hội và thực hiện việc cải tiến liên tục hệ thống quản lý ATVSLĐ thông qua việc định kỳ đánh giá việc triển khai các công tác quản lý hệ thống và kết quả thực hiện mục tiêu ATVSLĐ dựa trên kế hoạch thực hiện của từng bộ phận, kết quả đánh giá nội bộ và bên ngoài, hành động khắc phục và sự xem xét của lãnh đạo.
Kết luận
Việc xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ cho ngành Chế biến mủ cao su góp phần giảm thiểu các nguy cơ về an toàn, sức khỏe của NLĐ trong quá trình làm việc. Góp phần gia tăng chất lượng, hình ảnh của tổ chức đối với các bên liên quan. Đây cũng là cơ sở tài liệu để các tổ chức hoạt động trong ngành Chế biến mủ cao su áp dụng thực hiện.
Tài liệu tham khảo
Quốc Hội; Luật số: 84/2015/QH13, ngày 25 tháng 06 năm 2015; Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016; (2015).
Bộ Lao động thương binh xã hội; Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH – Thông tư quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công ATVSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; (2016).
Bộ Khoa học và Công nghệ; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVNISO 45001:2018 - Hệ thống Quản lý ATVSLĐ - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng; (2018).
Bộ Lao động thương binh xã hội; Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH – Thông tư quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công ATVSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; (2016).
Bộ Khoa học và Công nghệ; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVNISO 45001:2018 - Hệ thống Quản lý ATVSLĐ - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng; (2018).
Nguồn: https://cuocsongantoan.vn/xay-dung-he-thong-quan-ly-an-toan-ve-sinh-lao-dong-cho-nganh-che-bien-mu-cao-su-71553.html
Thông tin khác
- » Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động online dành cho đơn vị, doanh nghiệp thời covid-19 (09.07.2021)
- » Sập giàn giáo thi công cầu, bê tông cốt thép bít kín lòng sông (01.06.2021)
- » TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLĐ ĐỐI VỚI NLĐ BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP (01.06.2021)
- » Quyền và Nghĩa vụ an toàn vệ sinh viên (Nhóm 6) mới nhất 2023 (27.05.2021)
- » ĐÁNH GIÁ RỦI RO HÓA CHẤT TẠI NƠI LÀM VIỆC (26.05.2021)
- » Tình hình tai nạn lao động năm 2020 (19.05.2021)
- » CÁC BƯỚC ĐỂ GIỮ AN TOÀN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 (18.05.2021)
- » TĂNG CA, NHIỀU CÔNG NHÂN “BỎ QUÊN” SỨC KHỎE (17.05.2021)